06/11/2017 13:25 GMT+7

Doanh nghiệp nhà nước sẽ tự quyết định thang, bảng lương

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - Bộ Lao động thương binh và xã hội bổ sung quy định về giao quyền cho doanh nghiệp nhà nước xây dựng thang, bảng lương đối với người quản lý.

Năm 2018-2019, Bộ Lao động thương binh và xã hội sẽ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Bộ luật lao động, trong đó có sửa đổi, bỏ quy định Chính phủ ban hành các nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương trong doanh nghiệp nhà nước.

Đồng thời, sẽ đề nghị tiếp tục quy định mức lương cơ bản đối với người quản lý theo hạng, nhưng thu hẹp từ 6 hạng xuống còn 4 hạng; điều chỉnh mức lương cơ bản từ 16 triệu đồng (thấp nhất) - 36 triệu đồng/tháng (cao nhất) lên mức 20 - 50 triệu đồng/tháng…

Thay vào đó, Bộ Lao động thương binh và xã hội bổ sung quy định về giao quyền cho DNNN xây dựng thang, bảng lương đối với người quản lý (tách bạch với công chức, viên chức) để đảm bảo cân đối hợp lý với mức lương của người lao động trong từng doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Lao động thương binh và xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết như vậy tại cuộc họp lấy ý kiến một số bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương trong các DNNN, sáng 6-11.

Doanh nghiệp nhà nước sẽ tự quyết định thang, bảng lương - Ảnh 1.

Họp lấy ý kiến để xây dựng đề án cải cách tiền lương khối DNNN - Ảnh: Đ.BÌNH

Theo ông Tống Văn Lai - phó vụ trưởng Vụ quan hệ lao động và tiền lương - việc nhà nước quy định các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương, nhất là về khoảng cách giữa các bậc lương 5%, hay quy định mức lương lao động qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đã ảnh hưởng đến cấu trúc thang bảng lương.

Việc nhà nước quy định thang bảng lương đối với người quản lý DNNN theo quan hệ tiền lương khu vực hành chính (hệ số cao nhất của chủ tịch tập đoàn kinh tế chỉ là 9,1 nhân mức lương cơ sở), trong khi người lao động lại theo thang bảng lương do doanh nghiệp xây dựng (dựa trên mức lương tối thiểu vùng) dẫn tới trong cùng một doanh nghiệp, tiền lương để tính BHXH, lương hưu của người lao động có thể cao hơn người quản lý. 

Vì thế doanh nghiệp sẽ "ép" tiền lương của người lao động. Với quy định như hiện hành, việc thuê giám đốc cũng gặp khó vì chính sách lương, hệ thống thang bảng lương.

Không những thế, với chính sách lương hiện hành thì tiền lương của người lao động trong DNNN quy định chung gắn năng suất, lợi nhuận mà chưa phân biệt được lợi thế ngành nghề dẫn đến tiền lương của người lao động có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp ở ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. 

Ví dụ ở các tập đoàn, tổng công ty hoạt động sản xuất, chế biến công nghiệp, thương mại, dịch vụ thì lương của người lao động chỉ 9,5-11 triệu đồng/tháng, trong khi ngành viễn thông, quản lý bay khoảng 20-30 triệu đồng/tháng, ngành ngân hàng, tài chính 19-21,5 triệu đồng/tháng. 

Tương tự, người quản lý ở các công ty mẹ, tập đoàn hoạt động trong ngành sản xuất, chế biên chỉ 38-50 triệu, trong khi ngành viễn thông khoảng 57-80 triệu, ngành ngân hàng 94-115 triệu đồng/tháng…

Ông Lai cho rằng cần tiếp tục quy định mức lương cơ bản đối với người quản lý theo hạng, nhưng thu hẹp từ 6 hạng xuống còn 4 hạng (tập đoàn kinh tế, tổng công ty đặc biệt; tổng công ty và tương đương; công ty hạng 1; công ty hạng 2). 

Bên cạnh đó, điều chỉnh mức lương cơ bản của cán bộ quản lý từ 16 triệu đồng (thấp nhất) - 36 triệu đồng/tháng (cao nhất) lên mức 20-50 triệu đồng/tháng, tùy theo từng chức vụ và hạng doanh nghiệp.

Tại cuộc họp, đại diện một số doanh nghiệp như Viettinbank, Agribank, Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam… đều cho rằng việc quy định các ĐNN tự xây dựng thang bảng lương đối với người lao động, người quản lý là hợp lý. 

Có ý kiến cho rằng không nên quy định mức trần lương cơ sở 50 triệu đồng đối với người quản lý, mà cần "mở rộng, nâng cao" vì không thể "cào bằng" lương người quản lý một doanh nghiệp có đến hang chục ngàn lao động, lợi nhuận trên dưới 10.000 tỉ đồng với một doanh nghiệp lao động ít, lợi nhuận chỉ 1.000-2.000 tỉ đồng được…

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, cuộc họp chỉ mang tính chất thu thập thông tin, ghi nhận các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp nhằm giúp Bộ LĐTB&XH có những chuẩn bị tốt nhất cho việc xây dựng đề án cải cách chính sách tiền lương trong DNNN.


ĐỨC BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Độ tuổi cán bộ lần đầu tham gia cấp ủy cấp xã sau sáp nhập phải còn thời gian công tác ít nhất từ 60 tháng trở lên, tái cử còn ít nhất từ 48 tháng trở lên.

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

TP.HCM vừa có kế hoạch triển khai đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ khi thực hiện sắp xếp bộ máy, yêu cầu giảm thiểu tối đa người dôi dư.

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar