25/08/2023 16:22 GMT+7

Doanh nghiệp Mỹ, Hàn, Nhật sang Việt Nam tìm nhà cung cấp vật liệu cho ngành điện, cơ khí...

Đông đảo doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp đến từ Mỹ, Hàn, Nhật... đã chọn lọc và xác nhận sẽ tiếp xúc với hàng trăm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng tham gia chuỗi cung ứng, với hơn 500 cuộc kết nối.

Nhiều mặt hàng đồ điện, vật tư công nghiệp... được doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu đến đối tác tại hội nghị - Ảnh: N.TRÍ

Nhiều mặt hàng đồ điện, vật tư công nghiệp... được doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu đến đối tác tại hội nghị - Ảnh: N.TRÍ

Ngày 25-8, Sở Công Thương TP.HCM, Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM và Ban quản lý khu công nghệ cao tổ chức chương trình "Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2023 - SFS 2023".

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, Hàn

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Lê Huỳnh Minh Tú, phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết hội nghị được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ liên kết để thực hiện các hợp đồng gia công, tăng khả năng tiếp cận với các đối tác, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong - ngoài nước và các nhà đầu tư, mở rộng thị trường, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

"Qua 6 lần tổ chức, hội nghị đã cập nhật nhu cầu thị trường, công nghệ sản xuất mới, các tiêu chuẩn mới từ các nhà mua hàng là các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối... có nhu cầu nội địa hóa, mở rộng chuỗi cung ứng, phát triển các chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu".

SFS 2023 có sự tham gia của 22 doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp với tư cách là nhà mua hàng, bao gồm: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam, Công ty TNHH Techtronic Tools Việt Nam, Công ty TNHH Nextern Việt Nam, Công ty TNHH Fujikura Fiber Optics Việt Nam, Công ty TNHH Nidec Powertrain System Việt Nam…

Bên cạnh những đại diện quen thuộc đã xuất hiện trong các hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp các năm trước, SFS 2023 còn có các đại diện mới từ Mỹ, Hàn Quốc và Việt Nam như Công ty TNHH Sharp Manufacturing Vietnam, Công ty TNHH Won Seal Tech, Công ty CP Trung Nam Electronics Manufacturing Service, Công ty TNHH MTV công nghệ cao Điện Quang, Công ty TNHH tổ hợp cơ khí Thaco...

22 doanh nghiệp với danh mục hơn 350 chi tiết linh kiện có nhu cầu tìm nhà cung cấp trong nước thuộc các ngành nghề: điện, điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác, 3D trên chất liệu carbon, robot và tự động hóa nhà máy, thiết bị truyền tự động, tự động hóa công nghiệp…

Doanh nghiệp muốn tăng nhập vật tư tại Việt Nam

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online tại hội nghị, bà Lê Thị Mỹ Loan, đại diện Công ty TNHH Sharp Manufacturing Vietnam, cho biết đơn vị đã đặt lịch làm việc với hơn 20 nhà cung cấp trong nước; theo đó, tiêu chí đặt ra là chất lượng, giá thành, thời hạn giao hàng.

Các doanh nghiệp trao đổi với nhau tại hội nghị để tìm kiếm cơ hội hợp tác, cung ứng  - Ảnh: N.TRÍ

Các doanh nghiệp trao đổi với nhau tại hội nghị để tìm kiếm cơ hội hợp tác, cung ứng - Ảnh: N.TRÍ

Theo bà Loan, dù áp dụng nhiều chính sách để gia tăng nhưng hiện nguồn cung nguyên vật liệu của Việt Nam cho sản xuất đồ điện gia dụng chỉ chiếm khoảng 50%, còn lại 50% đơn vị phải nhập khẩu, trong đó phần lớn là từ Trung Quốc.

"Hàng nhập đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt sản phẩm về mạch điện, dây điện, khuôn ép, nhưng nguồn cung thường bấp bênh, giá cũng cao dần do ảnh hưởng khâu vận chuyển xa. Do đó, chúng tôi mong muốn sử dụng ngày càng nhiều nguyên vật liệu được sản xuất tại Việt Nam. Theo mục tiêu đơn vị, đến hết năm 2024, tỉ lệ nguồn cung nguyên vật liệu trong nước sẽ chiếm 90%", bà Loan nói.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Bá Linh, giám đốc sản xuất Công ty công nghệ cao Điện Quang, cho biết hai mục tiêu chính khi tham gia SFS 2023 là tìm kiếm khách hàng và mở rộng nhà cung cấp. Trước đó, khi tham gia SFS 2022, Điện Quang đã tìm được trên 10 nhà cung cấp và tại chương trình năm nay, công ty muốn tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thêm danh mục nhà cung cấp.

Theo ban tổ chức SFS 2023, các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối đã chọn lọc và xác nhận sẽ tiếp xúc với khoảng 100 nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam có tiềm năng tham gia chuỗi cung ứng, với hơn 500 cuộc kết nối trực tiếp và trực tuyến đã được xếp lịch.
Việt Nam là nhà cung cấp lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững

"Việt Nam không chỉ sản xuất phục vụ 100 triệu dân, mà sẽ là nhà cung cấp lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Hàng không rầm rộ bán hàng trên máy bay, Vietjet dừng bán bộ lễ cúng trong chuyến bay Côn Đảo

Không chỉ vận chuyển hành khách, các hãng hàng không Việt Nam đang bước vào cuộc đua bán hàng trên không để tăng doanh thu ngoài vé.

Hàng không rầm rộ bán hàng trên máy bay, Vietjet dừng bán bộ lễ cúng trong chuyến bay Côn Đảo

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar