16/01/2019 09:07 GMT+7

Doanh nghiệp muốn lấn biển Lý Sơn xây khu đô thị?

TRẦN MAI
TRẦN MAI

TTO - Doanh nghiệp đề xuất dự án lấn biển xây khu đô thị ở Lý Sơn (Quảng Ngãi). Khu vực dự án là một rạn san hô ven bờ ở phía tây nam đảo Lý Sơn, nơi có nhiều di sản địa chất và hệ sinh thái đa dạng.

Doanh nghiệp muốn lấn biển Lý Sơn xây khu đô thị? - Ảnh 1.

Theo đề xuất của doanh nghiệp, toàn bộ khu vực biển cạnh cảng Bến Đình sẽ bị san lấp để làm dự án khu đô thị - Ảnh: TRẦN MAI

Khu vực này cũng là nơi đua thuyền truyền thống bao đời của người Lý Sơn gắn liền với tinh thần vệ hải của đội Hùng binh Hoàng Sa.

Lý Sơn muốn phát triển phải dựa vào di sản, tài nguyên biển, văn hóa cộng đồng. Bất kỳ dự án nào hạn chế, làm mất đi những tài nguyên hiện có (cộng đồng, rạn san hô, di sản địa chất, lễ hội đua thuyền, tín ngưỡng đình làng...) phải loại bỏ ngay.

Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh (chuyên gia môi trường, bảo tồn biển và du lịch cộng đồng)

Lấn hơn 50ha biển

Theo hồ sơ mà Tuổi Trẻ có được, dự án khu đô thị thương mại dịch vụ The Sea Eyes do Công ty cổ phần Phát triển Lý Sơn đề xuất với tỉnh Quảng Ngãi xin chủ trương đầu tư. Công ty này được cấp giấy phép và hoạt động từ ngày 5-12-2018.

Ngày 10-12-2018, công ty nói trên đã đề xuất đầu tư dự án lấn biển làm khu đô thị thương mại dịch vụ trình tỉnh Quảng Ngãi. 

Cũng trong ngày này, ông Trần Ngọc Căng, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ra văn bản chỉ đạo các sở ban ngành liên quan và huyện Lý Sơn khẩn trương nghiên cứu thẩm định hồ sơ đề xuất dự án của công ty và báo cáo lại UBND tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đề xuất của chủ đầu tư, dự án khu đô thị thương mại dịch vụ nằm ở thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, có diện tích 54,65ha, nằm cạnh dự án cảng Bến Đình, dọc tuyến cơ động bao quanh đảo Lý Sơn với 2,5km tiếp giáp biển. Dự án có khoảng 3,6ha nằm trên đất liền, hơn 51ha còn lại nằm trọn khu vực biển có rạn san hô.

Dự án được quy hoạch thành 2 chức năng chính là thương mại dịch vụ và ở; 4 phân khu là đô thị biển, 3 khu cộng đồng dân cư với tổng mức đầu tư 1.713 tỉ đồng. 

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 - 2022. Sau khi thẩm định phê duyệt quy hoạch chi tiết, chủ đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng. 

Tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức kinh doanh đất nền theo hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Chồng lấn quy hoạch, ảnh hưởng người dân

Theo quy hoạch xây dựng 1/2.000 của huyện Lý Sơn, khoảng 1/5 diện tích dự án doanh nghiệp đề xuất nói trên phù hợp với quy hoạch, phần diện tích còn lại chồng lấn lên nhiều quy hoạch phát triển tổng thể Lý Sơn. 

Cụ thể, khoảng 35ha nằm trong khu vực phục hồi rong biển và khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản. 

Khoảng 3,6ha chồng lấn với diện tích đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường cơ động Lý Sơn. 

Dự án này chồng lấn cả khu vực tiếp bờ của điện cáp ngầm nối từ đất liền ra huyện Lý Sơn. Khu vực khai thác hải sản ven bờ của người dân và nơi tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng bị san lấp.

Theo văn bản mà Tuổi Trẻ có được, Ban thường vụ Huyện ủy Lý Sơn đã có kết luận về dự án này và báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi. 

Theo đó, Huyện ủy Lý Sơn cho rằng: Với đặc thù huyện đảo cần tổ chức thẩm định về mặt quốc phòng, an ninh đối với dự án. Đánh giá kỹ tác động của dự án đối với môi trường, hệ sinh thái biển. 

Xem xét khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng. Lấy ý kiến của Điện lực Quảng Ngãi để bảo đảm an toàn tuyệt đối khu vực điện cáp ngầm tiếp bờ...

Trong văn bản này, huyện Lý Sơn cũng đề nghị tỉnh Quảng Ngãi xem lại vị trí tổ chức đua thuyền truyền thống của toàn huyện Lý Sơn. 

Khu vực phía trước các lăng, đình làng hướng ra biển, bảo đảm việc bảo tồn và phát huy giá trị đời sống văn hóa tinh thần của người dân trên đảo.

Ông Nguyễn Quốc Việt, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho biết huyện đã lấy ý kiến của người dân đối với dự án này. 

Phần lớn người dân còn trăn trở về sinh kế. Ngoài ra, khu vực biển này là nơi tổ chức lễ hội đua thuyền thường niên, nếu dự án lấn biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân.

Lo lắng cho công viên địa chất

Dự án nói trên nằm hoàn toàn trong dự án công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh và khu bảo tồn biển Lý Sơn. Ông Nguyễn Minh Trí, giám đốc Sở VH-TT&DL, cũng có văn bản nêu ý kiến về dự án này. 

Theo văn bản, sứ mệnh của công viên địa chất hướng đến phát triển bền vững dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy di sản nên cần khuyến khích các ý tưởng sinh kế, dự án đầu tư không gây nhiều tác hại đến di sản.

Theo lộ trình, đề án công viên địa chất đến tháng 11-2019 sẽ trình UNESCO. Tháng 7-2020 UNESCO cử đoàn thẩm định. 

Do vậy, các dự án đầu tư lớn, tác động đến môi trường, cảnh quan sẽ ảnh hưởng đến quá trình đánh giá của đoàn chuyên gia thẩm định nên tránh thực hiện. Đồng thời đề nghị nhà đầu tư tham quan, học tập kinh nghiệm các công viên địa chất toàn cầu trên thế giới như Jeju (Hàn Quốc), Oki (Nhật Bản), Langkawi (Malaysia).

Về tác động của dự án đến khu bảo tồn biển Lý Sơn, ông Trí cho rằng cần đánh giá tác động của việc san lấp biển thực hiện dự án đối với hệ sinh thái động thực vật gần bờ và ý kiến của cơ quan chức năng đối với khu vực cần bảo vệ. Khảo sát chi tiết địa hình đáy biển quanh đảo và mô hình hóa sự thay đổi của dòng hải lưu, thủy triều do dự án gây ra.

Làm theo ý kiến cộng đồng và chuyên gia UNESCO

Tiến sĩ Trần Tân Văn, viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản, cho rằng tỉnh Quảng Ngãi cần tỉnh táo trước dự án lấn biển quy mô rất lớn ở Lý Sơn.

Ông Văn cũng đề nghị phải tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư vì dự án này ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh kế và văn hóa truyền thống của người dân.

Đồng thời phải có ý kiến của đoàn chuyên gia UNESCO thẩm định dự án ảnh hưởng thế nào đến công viên địa chất Lý Sơn - Sa Huỳnh.

"Nếu ảnh hưởng, không nên triển khai dự án" - ông Văn đề nghị.

TTO - Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tình trạng khai thác hải sản trong khu vực bảo tồn biển Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang diễn ra tràn lan và gần như chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.

TRẦN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bao chiếm, lấn chiếm đất ở Phú Quốc phức tạp, vì sao?

UBND đặc khu Phú Quốc yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt ngay hành vi dựng lều trại, tập kết hàng hóa vi phạm trật tự đô thị, tập kết trên đất Nhà nước quản lý.

Bao chiếm, lấn chiếm đất ở Phú Quốc phức tạp, vì sao?

Không thuộc diện nghị định 178 và 67, công chức thôi việc sẽ hưởng trợ cấp ra sao?

Không thuộc diện nghị định 178, nghị định 67, công chức dôi dư do sáp nhập sẽ được hưởng chính sách riêng áp dụng cho người tự nguyện hoặc buộc thôi việc.

Không thuộc diện nghị định 178 và 67, công chức thôi việc sẽ hưởng trợ cấp ra sao?

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Xe máy lấn làn trên đường Phạm Văn Đồng: Sẽ tăng phạt nguội từ hình ảnh của người dân, báo chí

Dù đường Phạm Văn Đồng (TP.HCM) có biển báo phân làn rõ ràng và dải phân cách chia làn, nhiều người đi xe máy vẫn chạy vào làn ô tô, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Xe máy lấn làn trên đường Phạm Văn Đồng: Sẽ tăng phạt nguội từ hình ảnh của người dân, báo chí

Cầu phao và phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu vẫn chưa thể hoạt động

Đến sáng nay 12-7, Binh chủng Công binh vẫn chưa thể vận hành cầu phao và phà quân sự tại khu vực cầu Phong Châu, Phú Thọ, do lưu tốc dòng chảy lớn và rác từ thượng nguồn về nhiều.

Cầu phao và phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu vẫn chưa thể hoạt động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar