06/10/2023 22:09 GMT+7

Doanh nghiệp giáo dục kêu gặp khó khăn về quỹ đất

Tại Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp ngành giáo dục với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM chiều 6-10, doanh nghiệp ngành giáo dục nêu nhiều khó khăn cần tháo gỡ, nhất là khó khăn về quỹ đất.

Ông Nguyễn Bá Linh - chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn giáo dục Việt Mỹ - phát biểu tại hội nghị - Ảnh: MỸ DUNG

Ông Nguyễn Bá Linh - chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn giáo dục Việt Mỹ - phát biểu tại hội nghị - Ảnh: MỸ DUNG

Gặp khó về quỹ đất

Trình bày tại hội nghị, ông Nguyễn Bá Linh - chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn giáo dục Việt Mỹ - cho biết: "Một trong những khó khăn chúng tôi đang gặp phải là vấn đề quỹ đất. Khi có nhu cầu mở rộng cơ sở, chi phí đầu tư cho giải phóng mặt bằng khá cao. Vì vậy, cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong giải phóng mặt bằng và vay vốn".

Ở một góc độ khác, bà Nguyễn Thị Mai - hiệu trưởng Trường THPT Thăng Long, quận 5, TP.HCM - cho biết trường đang gặp khó khăn trong việc có phòng học cho trẻ em nghèo.

Nhiều nhà hảo tâm mong muốn dành đất cho việc mở rộng các phòng học, nhưng không thể biến đất từ quy hoạch thổ cư thành đất cho giáo dục được.

Gặp khó khăn trong việc giá thuê mặt bằng cao trong bối cảnh tuyển sinh giảm, bà Lê Thị Kiều Hoa - Trường tiểu học Nam Việt - đặt câu hỏi với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng như các sở ban ngành rằng: "Chúng tôi có thể thuê đất của Nhà nước được hay không?".

Cũng gặp những khó khăn này, ông Bùi Thanh Sơn thuộc Công ty Giáo dục Sớm Sài Gòn cũng cho biết doanh nghiệp này mong muốn tiếp cận quỹ đất cho giáo dục, mong được vay vốn ưu đãi cho giáo dục.

Trước những câu hỏi liên quan đến quỹ đất và yêu cầu phải là đất quy hoạch giáo dục, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết nguyên tắc sử dụng đất phải phù hợp quy hoạch. Chức năng nhiệm vụ quy hoạch thuộc thẩm quyền của Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM.

"Việc xây dựng cơ sở giáo dục phải đảm bảo phù hợp quy hoạch và phù hợp với yêu cầu giao thông khu vực đó".

Sắp có nhiều dự án trường học mời gọi đầu tư

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hoài Nam - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - nói: "Quỹ đất cho giáo dục hiện nay là khó khăn. Nội thành đã khó khăn. Quỹ đất trường công còn khó thì quỹ đất dành cho trường tư còn khó nữa".

Tuy nhiên, cũng theo ông Nam, sắp tới TP.HCM sẽ xây dựng nhiều trường học và sắp có 106 dự án trường học được TP.HCM mời gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư, với những gói đầu tư cần vốn trên 100 tỉ đồng.

Vì thế, các công ty đầu tư cho giáo dục cần chuẩn bị sẵn nguồn lực để có thể đầu tư vào các dự án này.

Về nguồn vốn cho giáo dục, ông Nam cho biết hiện nay TP.HCM có nguồn vốn vay kích cầu cho giáo dục, với ưu đãi lãi suất 0% trong vòng 7 năm.

Đối với những doanh nghiệp giáo dục mua đất, thuê đất nhưng quy hoạch không phải đất cho giáo dục thì chỉ cần đăng ký biến động trong thời gian để chuyển sang đất cho giáo dục.

"Ví dụ có thể đăng ký biến động từ đất thổ cư sang đất cho giáo dục trong vòng 10 năm, sau đó tiếp tục đăng ký khi hết thời hạn" - ông Nam nói.

Phát biểu tại hội nghị, ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM - nói rằng Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và các ban ngành TP đã lắng nghe những khó khăn từ các nhà đầu tư vào giáo dục và cũng ghi nhận một số khó khăn, bất cập đang tồn tại.

TP.HCM sẽ chủ động đề xuất chính sách hỗ trợ cho phép và mạnh dạn đề xuất những chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục.

TP.HCM kêu gọi đầu tư xây dựng 4.500 phòng học, có sẵn quỹ đất

Tại hội nghị, ông Dương Anh Đức cho biết sắp tới TP.HCM sẽ kêu gọi đầu tư vào chương trình xây dựng 4.500 phòng học bằng hình thức đối tác công tư. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cùng với các ban ngành sẽ kêu gọi đầu tư.

Ông Dương Anh Đức cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục lưu ý việc đầu tư vào giáo dục là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, và quá trình đầu tư cho giáo dục cần phải có tâm, có trách nhiệm vì sản phẩm đầu tư là con người.

Khánh thành 'Trường đẹp cho em', xây cầu 'Hạnh phúc' cho trẻ vùng cao ngày khai giảng

Ngày đầu năm học mới, các em học sinh vùng cao ở Điện Biên đón nhận thêm niềm vui được chứng kiến giây phút khánh thành 'Trường đẹp cho em', khởi công xây cây cầu 'Hạnh phúc' cho đường đến trường bớt gian nan, vất vả.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar