18/03/2021 11:56 GMT+7

Doanh nghiệp FDI 'bao' trọn xuất khẩu điện thoại, máy tính của cả nước

L.THANH
L.THANH

TTO - Điện thoại; máy vi tính, sản phẩm điện tử; máy móc, thiết bị phụ tùng là 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng gần 100% trị giá xuất khẩu các mặt hàng này lại thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp FDI bao trọn xuất khẩu điện thoại, máy tính của cả nước - Ảnh 1.

Điện thoại, máy tính và linh kiện là những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, do doanh nghiệp FDI thực hiện. Trong ảnh: công xưởng làm việc tại nhà máy của Samsung Việt Nam - Ảnh: SAMSUNG

Theo số liệu thống kê sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 2 tháng đầu năm đạt 95,85 tỉ USD, tăng 24,6% với cùng kỳ năm trước. 

Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 48,74 tỉ USD và nhập khẩu đạt 47,11 tỉ USD, tăng trên 9 tỉ USD cả hai chiều. Tính trong 2 tháng đầu năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thặng dư 1,64 tỉ USD.

Đáng chú ý, Tổng cục Hải quan phân tích khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp tới hơn 65% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước, với 68,52 tỉ USD. Cụ thể, trị giá xuất khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 37,01 tỉ USD, còn nhập khẩu là 31,51 tỉ USD.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong 2 tháng có mức thặng dư 5,5 tỉ USD.

Doanh nghiệp FDI xuất từ điện thoại, máy tính đến rau quả 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, về xuất khẩu, doanh nghiệp FDI tham gia xuất tới 30 nhóm mặt hàng từ rau quả đến các nhóm mặt hàng chủ lực như máy móc thiết bị, điện thoại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép…

Trước tiên phải kể đến nhóm mặt hàng điện thoại và linh kiện, trị giá xuất khẩu của cả nước trong 2 tháng đầu năm đạt 9,78 tỉ USD, trong đó doanh nghiệp FDI xuất tới 9,68 tỉ USD. Như vậy, doanh nghiệp trong nước chỉ thu được có 0,1 tỉ USD.

Đối với xuất khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, cả nước thu về 7,27 tỉ USD, trong đó riêng khối doanh nghiệp FDI thu 7,12 tỉ USD.

Về nhóm máy móc thiết bị phụ tùng, tính trong 2 tháng đầu năm trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 5,6 tỉ USD, trong đó doanh nghiệp FDI thu về 5,21 tỉ USD.

Như vậy, với 3 nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực nói trên, gần như toàn bộ trị giá xuất khẩu của cả nước thuộc về khối doanh nghiệp FDI.

Với các nhóm hàng hóa xuất khẩu chủ lực khác như dệt may, trong 2 tháng đầu năm, doanh nghiệp FDI cũng xuất khẩu tới 2,8 tỉ USD trong tổng trị giá xuất khẩu 4,48 tỉ USD của cả nước. 

Mặt hàng giày dép các loại cũng vậy, các doanh nghiệp FDI thu về 2,5 tỉ USD, chiếm 77% trong tổng trị giá xuất khẩu của cả nước là 3,08 tỉ USD.

Gỗ và sản phẩm gỗ, trị giá xuất khẩu cũng giúp doanh nghiệp có vốn ngoại thu được 1,203 tỉ USD, chiếm hơn một nửa trong tổng số 2,27 tỉ USD của cả nước xuất khẩu từ mặt hàng này.

Doanh nghiệp FDI bao trọn xuất khẩu điện thoại, máy tính của cả nước - Ảnh 2.

Biểu đồ trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 2 tháng-2021 so với 2 tháng-2020 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Mỹ, Trung Quốc, EU vẫn là những thị trường nhập khẩu chính

Trong 2 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan cho hay Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU vẫn là những thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam. Như điện thoại các loại và linh kiện sang Trung Quốc đạt 2,37 tỉ USD, tăng mạnh 102,5% so với cùng kỳ năm trước, còn sang thị trường Hoa Kỳ và EU đạt lần lượt 1,8 tỉ USD và 1,38 tỉ USD.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,74 tỉ USD; sang Trung Quốc đạt 1,58 tỉ USD; sang EU đạt 964 triệu USD...

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác sang Hoa Kỳ với 2,73 tỉ USD, tăng mạnh 185%; EU: 697 triệu USD, tăng 62,6%.

Với hàng dệt may, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 2,2 tỉ USD, chiếm 49% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU tiêu thụ 440 triệu USD...

Giày dép các loại: Hoa Kỳ và EU tiếp tục là hai thị trường chính nhập khẩu tới 62% tổng trị giá nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong 2 tháng với trị giá lần lượt là 1,19 tỉ USD và 721 triệu USD.

Walmart mua nhiều hàng Việt Nam, nhưng 95% là từ doanh nghiệp FDI

TTO - Mặc dù mong muốn được mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu có "quốc tịch Việt Nam" song chuỗi siêu thị Walmart gặp nhiều khó khăn để tìm kiếm nhà cung cấp Việt, mặc dù đánh giá nhiều ngành hàng có tiềm năng.

L.THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Theo thỏa thuận, Boeing sẽ nộp phạt 1,1 tỉ USD để đổi lấy việc DOJ hủy bỏ cáo buộc hình sự đối với hãng.

Boeing chi 1,1 tỉ USD để tránh bị truy tố vụ 737 MAX làm 346 người chết, dư luận phẫn nộ

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đánh giá về ngành hàng sầu riêng Việt Nam, các nhà quản lý, chuyên gia cho rằng có bảy tồn tại, hạn chế cần phải cấp bách khắc phục và hành động quyết liệt trong thời gian tới, để phát triển bền vững ngành hàng tỉ đô.

Bảy vấn đề của ngành sầu riêng cần khắc phục cấp bách

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Sau khi nhập nguyên liệu từ Trung Quốc, giám đốc doanh nghiệp đặt mua bao bì, cho công nhân pha trộn, đóng gói rồi bán phân bón thành phẩm ra thị trường.

Đồng Nai: Điều tra một doanh nghiệp nghi sản xuất phân bón giả

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tôi đã từng livestream để bán sách. Đây là công việc không dễ dàng. Nguyên ê kíp phải chuẩn bị kịch bản, các nội dung khuyến mãi, set up trường quay, lưu ý các từ không được nói...

Cần tỉnh táo trước khi 'chốt đơn'

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?

Kết luận không có dấu hiệu hình sự, đề nghị xử phạt hành chính vụ hai mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ - chồng ca sĩ Đoàn Di Băng - phân phối của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai đang gây nhiều tranh cãi.

Từ vụ thu hồi mỹ phẩm không đạt chất lượng: Thế nào là hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar