25/03/2019 18:50 GMT+7

Doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với cơ chế một cửa quốc gia

B.NGỌC
B.NGỌC

TTO - Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại chưa thực sự đi vào thực chất, việc tổ chức thực thi còn có khoảng cách so với quy định, mức độ hài lòng của doanh nghiệp chưa cao.

Doanh nghiệp chưa thực sự hài lòng với cơ chế một cửa quốc gia - Ảnh 1.

Cơ chế một cửa quốc gia chưa mang lại sự hài lòng thực sự cho doanh nghiệp - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là một phần nội dung thông báo kết luận của phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại phiên họp thứ 4 của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (gọi tắt là Ủy ban 1899), vừa được Văn phòng Chính phủ gửi tới các bộ, ngành.

Theo đó, việc chính phủ triển khai cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN trong năm 2018 đã thúc đẩy cải cách kiểm tra chuyên ngành và tạo thuận lợi thương mại một cách bài bản, toàn diện trên phạm vi cả nước.

Các bộ, ngành đã rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh không cần thiết vượt mục tiêu đề ra và cắt giảm mạnh danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý, kiểm tra chuyên ngành.

Để tiếp tục thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành, phó thủ tướng Vương Đình Huệ - chủ tịch Ủy ban 1899 - đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung triển khai các mục tiêu năm 2019.

Cụ thể, hoàn thành triển khai mới 61 thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia. Chuẩn bị thực hiện trao đổi thông tin tờ khai hải quan ASEAN và chứng nhận kiểm dịch động thực vật với các nước theo kế hoạch chung của khu vực…

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh theo hướng cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục và bộ hồ sơ, chứng từ cần phải nộp/xuất trình.

Đồng thời, yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng trình Thủ tướng triển khai đề án thí điểm cơ chế bảo lãnh thông quan, đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hoàn thiện cổng thông tin thương mại quốc gia. Xây dựng tiêu chí thành lập, giải thể các địa điểm kiểm tra chuyên ngành nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

TTO - Bộ Công thương vừa chính thức khai trương Cổng dịch vụ công trực tuyến để tích hợp toàn bộ các dịch vụ công cấp độ 3 và 4 tại một cửa duy nhất.

B.NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Trước tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công kéo dài tại nhiều dự án trọng điểm, chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi “tối hậu thư”, đến cuối năm 2025 chủ đầu tư nào giải ngân không đạt 80% kế hoạch vốn sẽ bị xem xét kỷ luật.

Cà Mau sẽ kỷ luật chủ đầu tư nếu đến cuối năm giải ngân vốn đầu tư công không đạt 80%

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giá đồng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục sau khi ông Trump cho biết có kế hoạch áp thuế 50% đối với tất cả đồng nhập khẩu vào Mỹ.

Giá đồng tăng kỷ lục sau đe dọa áp thuế 50% của ông Trump

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tổng thống Donald Trump dọa áp thuế 14 nước châu Á, gây áp lực lớn cho đàm phán thương mại trước thời hạn chót mới là ngày 1-8.

Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Trái với nhiều dự báo cho rằng VN-Index sẽ sớm đối mặt với nhịp điều chỉnh kỹ thuật do áp lực chốt lời gia tăng khi vượt mốc tâm lý 1.400 điểm, chứng khoán Việt Nam vẫn duy trì được trạng thái hưng phấn, dòng tiền tiếp tục đổ mạnh vào chứng khoán.

Tiền vào nhiều, chứng khoán sôi động

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước có lộ trình tiến tới dỡ bỏ room tín dụng nhưng cần chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam, vừa tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng vừa đảm bảo an toàn hệ thống, an ninh kinh tế, kiểm soát được lạm phát.

Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar