01/12/2019 13:30 GMT+7

Doanh nghiệp bất động sản: Chuẩn bị cho thời khó khăn

TRẦN MẠNH
TRẦN MẠNH

TTO - Các doanh nghiệp bất động sản cần chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới.

Doanh nghiệp bất động sản: Chuẩn bị cho thời khó khăn - Ảnh 1.

Một nhà đầu tư mang tiền đến trả cho ngân hàng sau khi vay tiêu dùng mua bất động sản - Ảnh: T.T.D.

Giám đốc một công ty bất động sản (BĐS) tại quận 2, TP.HCM cho biết với việc siết tín dụng vào BĐS, nguồn vốn ngân hàng dành cho vay mua BĐS, vay tiêu dùng rồi chuyển vào BĐS như trước kia sẽ giảm đi. 

Khi vốn vào BĐS giảm thì thị trường sẽ hạ nhiệt, chi phí vốn cao lên sẽ khiến những người mua đầu cơ giảm giao dịch.

Theo Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA), ngày 29-8-2018, HOREA có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước cho rằng chưa cần thiết phải áp dụng quy định "kể từ ngày 1-1-2019, các ngân hàng được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn". 

Hiệp hội kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi theo hướng cho phép tiếp tục thực hiện quy định kể từ ngày 1-1-2019, các ngân hàng được sử dụng tối đa 45% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; hệ số rủi ro của các khoản vay để kinh doanh BĐS là 200%.

Ngày 22-4-2019, HOREA tiếp tục có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước kiến nghị phương án từ năm 2019 đến hết ngày 31-12-2020, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn; từ ngày 1-1-2021 đến hết ngày 30-6-2021, tỉ lệ này là 37% và từ ngày 1-7-2021 đến hết ngày 30-6-2022 là 34%; từ ngày 1-7-2022 còn 30%.

Theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch HOREA, thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã lắng nghe tiếng nói của hiệp hội và các doanh nghiệp BĐS và đã có những điều chỉnh về tỉ lệ cũng như thời gian áp dụng các quy định siết tín dụng so với dự thảo. Do đó, các doanh nghiệp và người mua nhà có thêm thời gian chuẩn bị cũng như điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.

Hiệp hội tán thành chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về lộ trình hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như chứng khoán, BĐS, tín dụng tiêu dùng. Việc thực hiện lộ trình hạn chế tín dụng trong lĩnh vực BĐS, tuy trước mắt có gây áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệp, nhưng là áp lực lành mạnh, có tính tích cực, buộc các chủ đầu tư dự án BĐS phải tìm kiếm các nguồn vốn khác thay thế dần một phần nguồn vốn tín dụng, nhằm phát triển thị trường BĐS bền vững.

Tất nhiên, việc siết tín dụng này sẽ có tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp cũng như thị trường nói chung bởi nhiều doanh nghiệp BĐS chưa chuyển đổi thành công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán. 

Cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp BĐS, nhưng mới chỉ có khoảng 65 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, nên thị trường chứng khoán chưa thực sự là kênh dẫn vốn cho thị trường BĐS. 

Số lượng các quỹ đầu tư BĐS, quỹ đầu tư tín thác BĐS (REIT) còn quá ít. Bên cạnh một vài quỹ đầu tư BĐS nước ngoài, mới chỉ có một REIT trong nước nên cũng chưa thực sự là kênh cung cấp vốn cho thị trường BĐS. Nguồn vốn FDI vào thị trường BĐS dù ở mức khá nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các doanh nghiệp BĐS.

HOREA cho rằng đây cũng là cơ hội để tái cấu trúc doanh nghiệp, cơ cấu lại nguồn vốn đầu tư, giảm bớt dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay tín dụng nhằm phát triển doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

Hiệp hội khuyến nghị các doanh nghiệp cần đảm bảo hiệu quả kinh doanh, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... để đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới hiện nay, và chuẩn bị sẵn sàng cho việc hạn chế tín dụng vào BĐS dự kiến áp dụng kể từ ngày 1-1-2020 theo lộ trình.

Lần đầu công bố thông tin thị trường bất động sản định kỳ theo quý

Ngày 28/11, Bộ Xây dựng công bố thông tin về tình hình nhà ở và thị trường bất động sản quý III năm 2019.

TRẦN MẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi làm sổ đỏ: Sở Nội vụ ‘nhắc’ Sở Nông nghiệp và Môi trường báo cáo

Sở Nội vụ TP.HCM có văn bản 'nhắc' Sở Nông nghiệp và Môi trường giải quyết những phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi cấp sổ đỏ tại Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố.

Phản ánh nhũng nhiễu, lạm quyền khi làm sổ đỏ: Sở Nội vụ ‘nhắc’ Sở Nông nghiệp và Môi trường báo cáo

Người lao động gửi Quốc hội: Lương không tăng, tiếp cận nhà ở xã hội là ngoài tầm với

Mức thu nhập trên dưới 10 triệu đồng mỗi tháng, được tiếp cận một căn nhà hay nhà ở xã hội là điều ngoài tầm với.

Người lao động gửi Quốc hội: Lương không tăng, tiếp cận nhà ở xã hội là ngoài tầm với

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Đường đi chung bỗng nhiên bị rào chắn, dân làm đơn nhờ huyện can thiệp

Nhiều hộ dân tại thôn văn hóa Bảo Vinh, xã Phước Vĩnh (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) bức xúc khi đường đi chung bất ngờ bị bí thư chi bộ thôn rào chắn.

Đường đi chung bỗng nhiên bị rào chắn, dân làm đơn nhờ huyện can thiệp

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Nhiều đại biểu Quốc hội đã hiến kế để khơi thông thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu và kinh tế mới nổi, tạo nền tảng tăng trưởng 2 con số.

Tăng trưởng 2 con số bền vững, giải pháp nào?

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar