02/08/2017 10:31 GMT+7

Đoàn kết là sống còn với ASEAN

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TTO - Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn báo chí nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hà Nội ngày 1-8.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao PHẠM BÌNH MINH - Ảnh: VIỆT DŨNG

ASEAN có tầm quan trọng chiến lược đối với Việt Nam, là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao PHẠM BÌNH MINH

Theo Phó thủ tướng, trải qua 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt thành công trên nhiều lĩnh vực, trong đó có ba thành công lớn nhất.

Thành công và thách thức

Thành công đầu tiên là tập hợp lại các nước Đông Nam Á với văn hóa đa dạng, khác biệt về thể chế chính trị thành một tổ chức và tổ chức này tạo điều kiện các người dân ASEAN sống trong một môi trường hòa bình, ổn định và thân hữu.

Hai là, ASEAN trước đây bao gồm các nước thành viên có nền kinh tế nghèo và lạc hậu, nay với vai trò là một hiệp hội, đã trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra một thị trường rộng lớn với 630 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội là 3.000 tỉ USD và mức tăng trưởng 4,7%/năm.

Ngoài ra, ASEAN liên kết với các nước đối tác trên thế giới qua các hiệp định thương mại tự do, tạo ra một thị trường khổng lồ với tổng sản phẩm quốc nội đạt hàng ngàn tỉ USD.

“Đây là một mối quan hệ kinh tế mà các khu vực khác khó có thể đạt được so với ASEAN” - Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Ba là, ASEAN tạo được vị thế hết sức quan trọng, hiếm có liên kết tiểu khu vực nào đạt được. Đó là sự gắn kết không chỉ giữa các thành viên ASEAN với nhau mà còn giữa ASEAN với các nước đối tác bên ngoài thông qua các cơ chế hợp tác về chính trị, an ninh và quốc phòng.

Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng, ASEAN trong nửa thế kỷ qua cũng đối phó với nhiều thách thức. Một trong những thách thức chính là trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều, còn có sự khác biệt về lợi ích.

Bên cạnh đó, ASEAN với vai trò địa chính trị quan trọng khiến khối này trở thành mục tiêu của sự cạnh tranh giữa các nước lớn. Hơn nữa, ASEAN còn phải đối mặt với những biến chuyển nhanh của tình hình khu vực và quốc tế.

Đồ họa: TẤN ĐẠT


Tăng cường đoàn kết

Trả lời câu hỏi “ASEAN trong tương lai sẽ như thế nào?”, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết ASEAN đã xây dựng một cộng đồng với tầm nhìn đến năm 2025.

Mục tiêu của ASEAN là tiếp tục xây dựng cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và chia sẻ trách nhiệm xã hội, lấy người dân làm trọng tâm trong chính sách của mình, lấy luật lệ, luật pháp làm nền tảng trong hoạt động.

Phó thủ tướng cho biết một trong những lĩnh vực ASEAN hết sức quan tâm là làm sao để xây dựng một cộng đồng tự lực phát triển và đoàn kết. Và xây dựng sự đoàn kết đóng vai trò quan trọng, hết sức sống còn với ASEAN, bởi vì đó là mẫu số chung lớn nhất của lợi ích các nước thành viên. Duy trì sự đoàn kết nghĩa là duy trì tính trung tâm của ASEAN.

Về đóng góp của Việt Nam đối với ASEAN, Phó thủ tướng cho biết kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã có những đóng góp hết sức tích cực và trách nhiệm với vai trò là một thành viên. Một trong những đóng góp của Việt Nam là mở rộng ASEAN từ 6 nước thành viên thành 10 nước như hiện nay.

Ngoài ra, Việt Nam là một trong hai nước có tỉ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. V

iệt Nam cũng có nhiều đóng góp quan trọng trong mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, đảm nhận thành công vai trò điều phối quan hệ ASEAN với Trung Quốc (2009 - 2012), EU (2012 - 2015), Ấn Độ (2015 - 2018).

Cần cam kết mạnh mẽ hơn

Theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, để đối phó với những thách thức, trọng trách đặt lên vai các nước thành viên càng thêm nặng.

Để có thể tận dụng các cơ hội, ứng phó kịp thời các thách thức, xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN, theo Phó thủ tướng, tất cả các nước thành viên cần có cam kết chính trị mạnh mẽ hơn nữa, đề cao đoàn kết và liên kết nội khối, triển khai nghiêm túc các chương trình và kế hoạch đặt ra một cách hiệu quả, tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực chung cũng như xử lý hài hòa giữa lợi ích quốc gia và khu vực…

QUỲNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Giáo hoàng Leo XIV khẳng định Tòa thánh sẵn sàng làm trung gian cho các nước thù địch, kêu gọi lãnh đạo các quốc gia có xung đột hãy đến gặp và đàm phán.

Giáo hoàng đề xuất làm trung gian đàm phán cho hòa bình

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Nhà ga T5 của sân bay Changi được khởi công sau nhiều năm tạm hoãn vì COVID-19, với những thay đổi về thiết kế nhằm phù hợp với nhu cầu đi lại sau đại dịch.

Singapore xây thêm nhà ga T5 sân bay Changi, tăng công suất lên 140 triệu khách

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Dù đang trong chuyến công du đến các quốc gia vùng Vịnh, ông Trump vẫn úp mở chuyện ông sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ cho cuộc đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine, nói rằng ông Putin sẽ muốn ông ở đó.

Úp mở chuyện đến Thổ Nhĩ Kỳ, ông Trump gợi ý cho ông Putin?

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích bình luận của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, sau khi ông để ngỏ khả năng triển khai chiến đấu cơ trang bị vũ khí hạt nhân của Paris ở các nước châu Âu khác.

Điện Kremlin lên tiếng sau khi Pháp đưa ra ý tưởng triển khai máy bay hạt nhân ở châu Âu

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Công tố viên Đức xác nhận nước này bắt 3 công dân Ukraine, vì nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài liên quan đến vận chuyển bưu kiện chứa thiết bị nổ.

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Ngày 14-5, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong 25 năm qua gặp một nhà lãnh đạo Syria, sau khi tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt với hy vọng mở ra con đường mới cho Syria, quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar