11/05/2006 13:37 GMT+7

Đinh Vũ Trang Ngân: Tôi muốn về gần với Việt Nam hơn...

Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên

Đinh Vũ Trang Ngân hiện đang làm việc cho một công ty tư vấn kinh tế tại Boston, Mỹ, có lẽ không mấy xa lạ với giới du học sinh Việt Nam. 26 tuổi, cô đã đi, đã học, đã làm và trải nghiệm nhiều. Trang Ngân luôn sẵn lòng chia sẻ kinh nghiệm tìm học bổng, những trải nghiệm sống và trăm thứ thắc mắc khác...

Phóng to
Đinh Vũ Trang Ngân

Niềm vui được sẻ chia

“Cứ mỗi tuần, tôi lại nhận được thư của một bạn trẻ, thường là hỏi về chuyện xin học bổng, hoặc là hỏi kinh nghiệm học hành, xin việc. Thỉnh thoảng lại có một lá thư hỏi chuyện tình yêu. Và rất rất nhiều chuyện khác... Tôi không biết làm sao các bạn đó biết tôi nhưng điều đó không quan trọng.

Tôi rất mừng vì các bạn ấy cách xa hàng ngàn dặm mà vẫn mạnh dạn hỏi một người không quen biết gì. Tôi thường không viết lại được ngay, nhưng luôn luôn bằng mọi giá sẽ trả lời. Công việc này đang dần dần trở thành một phần niềm vui, một phần lời hứa mỗi tuần từ lúc nào không biết.

Tôi luôn động viên và ủng hộ các bạn muốn đi du học. Bản thân việc bỏ công sức ra để nộp đơn đã là rất quý, vì nó là một cuộc cạnh tranh lớn. Nó cũng là một cuộc chơi, các bạn hãy chơi thật đẹp. Đừng bịa thành tích, đừng dịch sai điểm học bạ, đừng tự viết thư giới thiệu về mình rồi đưa cho các thầy cô ký tên. Không phân biệt được thật giả thì làm sao có chỗ cho các bé em đi sau mình chứng minh cho thế giới tài năng, phẩm chất?

Đi du học không phải là lựa chọn cho tất cả mọi người. Nhớ lượng sức mình và dành thời gian làm việc gì cảm thấy có ý nghĩa nhất. Nếu ngần ngại, băn khoăn, thiếu thông tin về bất cứ chuyện gì, hãy nói chuyện với ai đó. Còn rất nhiều lựa chọn. Cuộc đời rất ngắn, còn nhiều chuyện rất hay có thể làm, không phải chỉ có đi Tây du học”.

Làm việc network để giúp mọi người tìm thấy nhau

“Tôi ủng hộ, giúp đỡ và là cổ động viên cho các hoạt động của VietAbroader cũng như rất nhiều nhóm du học sinh khác, với bất cứ việc gì tôi có thể. VietAbroader không phải là tổ chức duy nhất, nhóm du học sinh TPHCM đang hoạt động rất hăng say. Tôi ủng hộ hết mình, không phải vì chuyện du học, mà chủ yếu là vì rất thích nhìn các bạn cùng làm việc với nhau, cho mình và mọi người. Làm gì cũng cần đồng đội.

Tôi làm nhiều việc với văn phòng tuyển sinh và văn phòng cố vấn việc làm cho các bạn sắp ra trường của Bates, bất kể các bạn là người Mỹ hay đâu cũng vậy. Đối với Việt Nam, tôi rất muốn thông tin đến với càng nhiều bạn, càng ít tốn kém, càng tốt. Nhất là những bạn học khối các ngành khoa học cơ bản, rất nhiều tiềm năng mà có thể vụng về không diễn đạt hết.

Trang Ngân từng là học sinh giỏi xuất sắc của Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, được học bổng Đại học Bates (Mỹ) và tham gia nhiều khóa học ở Nhật Bản, Trung Quốc..

Đối với các trường bên này, tôi muốn cùng với họ tìm đến Việt Nam nhiều hơn, đánh giá học sinh của mình chính xác hơn để tìm thấy tố chất và tiềm năng, chứ không phải những thứ có tính công cụ, như là tiếng Anh, hay những thứ có tính biểu diễn, như là thành tích.

Tôi rất mong có một hệ thống network cho cựu học sinh các trường, chẳng hạn bắt đầu từ trường Amsterdam của tôi, theo chiều dọc, tức là theo chuyên ngành học và công tác. Cần một văn phòng, hoạt động độc lập về tài chính và nhân sự, thường trực về chức năng, để giúp mọi người tìm thấy nhau. Trước là để chia sẻ kiến thức và phát triển quan hệ chuyên môn, sau là để đóng góp cho ngày mai. Nhiều đóng góp rất lớn không nhất thiết phải kể ra, không nhất thiết bằng tiền.

Tôi nghĩ một tiềm năng tài chính đầu tư cho giáo dục là từ các cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng điều này không dễ kiếm được và cần rất nhiều công sức của rất nhiều người. Cái gì dễ đến thì dễ đi, chẳng hạn như tình yêu, chẳng hạn như ODA hay ngân sách Nhà nước”.

Về gần với Việt Nam

“Tôi mong và tin là các con của tôi sẽ được lớn lên ở Việt Nam. Tôi mong và tin rằng gia đình và công việc của tôi sẽ gắn bó rất nhiều, cho dù không phải là duy nhất, với Việt Nam. Từ nay đến lúc đó sẽ có rất nhiều “đi và về” bằng internet hoặc bằng máy bay. Thế giới này nhỏ bé lắm, nhờ có internet và máy bay.

Tôi rất muốn được dạy học và làm một số việc nho nhỏ cho giáo dục. Giáo dục không có nghĩa chỉ là “học tập tốt” - đấy mới chỉ là 1/10 những điều Bác Hồ dạy. Tôi tin là cải cách giáo dục diễn ra trước hết từ gia đình. Đối tượng là bố mẹ và các cháu bé. Có nhiều cách đánh răng, có nhiều lý do làm tóc bà ngoại bạc trắng, có nhiều cách khiến cho mẹ vui, và có nhiều lý do tại sao ai cũng nên khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Tôi mong công việc của tôi được ở bên cạnh họ. Tôi mong đóng góp cho đất nước bằng những đóng góp của các bạn ấy.

Mọi người suốt ngày hỏi tôi chuyện du học, nhưng như rất nhiều người phụ nữ bình thường khác, tôi thích Xuân Quỳnh, những bài thơ cho anh và cho con, thích muối dưa, thích viết thư tay, cho bà ngoại, cho đứa bạn gái, biết là nó sẽ reo ồ lên khi chú đưa thư đến bảo” “Có thư ở Mỹ này!”.

Chuyên ngành của tôi là khoa học kinh tế, tôi không muốn để nhiều thời gian đi xa nó. Hiện nay tôi có rất nhiều việc để làm, công việc ở công ty, có một vài đề tài nghiên cứu cần phải tập trung nhiều thời gian hơn, và chuẩn bị cho những ngày mới. Thời gian tới, tôi muốn về gần với Việt Nam hơn, hoặc bằng internet hoặc bằng máy bay. Tôi muốn tiếp tục đọc và viết, học ngoại ngữ, làm toán, muối dưa, viết thư tay cho người yêu, khi nào tìm được anh ấy”.

Theo Thanh Niên

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

UBND phường Nam Nha Trang (Khánh Hòa) khen thưởng đột xuất nữ đại úy hải quân vì đã có hành động nhân văn, tử tế.

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Tại những xã ghé thăm, anh Bùi Quang Huy thăm hỏi người dân đến giải quyết thủ tục hành chính ở các trung tâm phục vụ hành chính công.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Câu chuyện Hồng Tỷ làm bật ra câu hỏi: "Khi một người cha chọn sống bằng cách giả dối, di sản để lại cho con là gì?".

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Từ ngày 14 đến 24-7, Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên TP Đà Nẵng triển khai chương trình khám, chữa bệnh tại xã Bến Giằng (Đà Nẵng).

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Hơn 200 đại biểu trí thức trẻ hiến kế chuyển đổi số, an ninh dữ liệu

Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu năm 2025 diễn ra từ ngày 17 đến 20-7-2025 tại Hà Nội.

Hơn 200 đại biểu trí thức trẻ hiến kế chuyển đổi số, an ninh dữ liệu

Một tuần rèn kỷ luật trong học kỳ quân đội, nhân yêu thương

Hè năm nay, các khóa huấn luyện thiết kế thêm nhiều điểm mới mẻ hơn so với trước đây.

Một tuần rèn kỷ luật trong học kỳ quân đội, nhân yêu thương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar