16/03/2025 21:59 GMT+7

Đỉnh điểm mùa dị ứng phấn hoa ở Nhật Bản, hàng triệu người chật vật

Mùa phát tán phấn hoa "khét tiếng" ở Nhật Bản đang đạt đỉnh ở thủ đô Tokyo và nhiều thành phố khác.

Đỉnh điểm mùa dị ứng phấn hoa ở Nhật Bản, hàng triệu người chật vật - Ảnh 1.

Cây tuyết tùng ở Nhật - Ảnh: Cirrusimage

Hàng triệu người phải vật lộn với tình trạng ngứa mắt, sổ mũi và hắt hơi liên tục do dị ứng phấn hoa.

Mặc dù mưa trên hầu hết các vùng của Nhật Bản vào cuối tuần có thể tạm thời làm giảm lượng phấn hoa, sự nhẹ nhõm này dự báo sẽ không kéo dài. Lượng phấn hoa tuyết tùng dự kiến đạt đỉnh vào giữa tháng 3 tại các thành phố như Takamatsu, Osaka, Nagoya và Kanazawa, sau đó là phấn hoa bách.

Bà Yoshie Nakamura thuộc công ty thời tiết tư nhân Weathernews cho biết: "Phấn hoa dự báo sẽ phát tán rộng trong vài ngày tới, đạt mức cực đại ở Tokyo, Fukuoka và Hiroshima. Khẩu trang, kính và các biện pháp bảo vệ khác sẽ rất cần thiết đối với những người bị dị ứng".

Dị ứng phấn hoa, đặc biệt là phấn hoa tuyết tùng, rất phổ biến ở Nhật Bản. Một cuộc khảo sát năm 2019 cho thấy 42,5% dân số Nhật Bản bị dị ứng phấn hoa và 38,8% nhạy cảm với phấn hoa tuyết tùng - tăng hơn 10% so với năm 2008. So với 10-30% dân số thế giới bị dị ứng phấn hoa, con số này ở Nhật Bản được cho là khá cao.

Cuộc khủng hoảng phấn hoa ở Nhật Bản bắt nguồn từ nỗ lực tái trồng rừng sau chiến tranh, khi những cánh rừng tuyết tùng và bách rộng lớn được trồng để bổ sung nguồn cung cấp gỗ. Gần 40% rừng của Nhật Bản là rừng "nhân tạo". Trong số đó, khoảng 40% là rừng tuyết tùng.

Khi 2 giống cây này trưởng thành cùng lúc, chúng bắt đầu giải phóng một lượng phấn hoa khổng lồ vào mỗi mùa xuân, ảnh hưởng đến khắp cả nước.

Quá trình đô thị hóa đang khuếch đại các bệnh dị ứng liên quan đến phấn hoa, khi đồng cỏ và đất mềm nhường chỗ cho bê tông và nhựa đường. Phấn hoa lắng đọng trên bề mặt cứng dễ bị gió cuốn bay, lưu thông trở lại trong không khí và làm trầm trọng thêm các triệu chứng dị ứng.

Giáo sư Seiyo O, chuyên gia về dị ứng phấn hoa tại Đại học Saitama, cảnh báo rằng các chất ô nhiễm, đặc biệt là từ khí thải ô tô, có thể làm tăng cường các phản ứng dị ứng. Ông cũng cho rằng mức độ ô nhiễm gia tăng và biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề.

Nhận thức được gánh nặng đối với sức khỏe cộng đồng, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai một chiến lược toàn diện vào năm 2023 để cắt giảm 20% lượng phát tán phấn hoa trong thập kỷ tới và 50% trong 30 năm tới.

Chính phủ cũng cam kết thúc đẩy sản xuất các loại thuốc điều trị dị ứng phấn hoa. Các công ty dược phẩm đang chạy đua phát triển các phương pháp điều trị sáng tạo như liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi giúp bệnh nhân mất cảm giác với các chất gây dị ứng như phấn hoa tuyết tùng.

Dù có những cải tiến hứa hẹn, vẫn cần nhiều thập kỷ để giảm đáng kể lượng phấn hoa. Hiện tại hầu hết người dân Nhật Bản đang theo dõi dự báo và áp dụng các biện pháp phòng ngừa quen thuộc như đeo khẩu trang, kính và thay quần áo khi về nhà.

Cây tuyết tùng biểu tượng 3.000 năm tuổi gãy đổ, nghi do siêu bão

Một cây tuyết tùng 3.000 năm tuổi mang tính biểu tượng trên đảo Yakushima ở tây nam Nhật Bản đã bị đổ, có thể do siêu bão Shanshan gây ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triều Tiên cấm du khách là nhà báo, KOL phương Tây

Triều Tiên từ chối cho những người có ảnh hưởng ở phương Tây tham gia đoàn du khách đến Hội chợ thương mại Mùa thu tháng 10.

Triều Tiên cấm du khách là nhà báo, KOL phương Tây

Tour du lịch hè bước vào cao điểm, cần tránh bẫy tour giá rẻ

Theo nhiều du khách, để tìm một hành trình du lịch hè không quá khó khi các tour xuất hiện trên khắp các kênh tiếp thị.

Tour du lịch hè bước vào cao điểm, cần tránh bẫy tour giá rẻ

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cù Lao Xanh - hòn đảo xanh yên bình

Cách trung tâm Quy Nhơn (tỉnh Gia Lai) khoảng 24km về phía Đông, đảo Nhơn Châu, hay còn gọi Cù Lao Xanh, vẫn giữ trọn vẻ đẹp hoang sơ, tách biệt với nhịp sống vội vã nơi đất liền.

Cù Lao Xanh - hòn đảo xanh yên bình

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Gần đây nhiều du khách bị các đối tượng lập fanpage homestay, khách sạn tại tỉnh Đắk Lắk mới để lừa đặt cọc tiền phòng rồi chiếm đoạt.

Rộ tình trạng giả mạo fanpage khách sạn để lừa đảo, có cả con dấu của Sở Du lịch

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Sát bên đô thị Sala (khu độ thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM) hiện đại là vùng đất mênh mông với bãi lau sậy và bùn lầy, rặng dừa mướt mắt vừa được đề xuất làm công viên sinh thái.

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar