02/07/2020 14:11 GMT+7

Điều chỉnh lộ trình 16 tuyến buýt để sửa cầu Thăng Long

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Để phục vụ sửa chữa cầu Thăng Long, trong tháng 7, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội sẽ điều chỉnh lộ trình 16 tuyến buýt hàng ngày vẫn lưu thông qua cây cầu này.

Điều chỉnh lộ trình 16 tuyến buýt để sửa cầu Thăng Long - Ảnh 1.

Sẽ điều chỉnh lộ trình 16 tuyến buýt để sửa mặt cầu Thăng Long trong tháng 7. Ảnh: TTXVN

Sau nhiều lần sửa chữa nhưng khi đưa vào sử dụng mặt cầu Thăng Long vẫn thường xuyên xuất hiện những vết nứt vỡ trên mặt cầu. Sau 2 năm nghiên cứu, mới đây, phương án sửa chữa tổng thể mặt cầu Thăng Long của Tổng cục Đường bộ đã được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận. Tổng cục Đường bộ cho biết sẽ khởi công sửa chữa cầu trong tháng 7 và hoàn thành cuối năm nay.

Trong thời gian sửa chữa cầu cấm ô tô đi qua cầu, phân luồng đi sang các cầu khác như: Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thanh Trì. Đối với xe máy, tàu hỏa do lưu thông ở tầng 1 (không sửa chữa) nên vẫn đi lại bình thường nhưng tốc độ dưới 5 km/h, nhằm hạn chế rung lắc, ảnh hưởng đến việc thi công, thảm nhựa bên trên

Để phục vụ thi công sửa chữa cầu Thăng Long, tất cả 16 tuyến buýt hàng ngày đang lưu thông qua cầu Thăng Long theo lộ trình trung tâm Hà Nội - sân bay Nội Bài và ngược lại sẽ được điều chỉnh lộ trình đi sang cầu khác.

Theo đó, thay vì di chuyển theo hướng Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt và ngược lại, các tuyến buýt số 53A, 53B, 60B, 61, 64, 109, 212 sẽ đi theo hướng: Phạm Văn Đồng - đường DT1 (cổng phía Nam công viên Hòa Bình) - đường nội bộ Khu đô thị Hồ Tây - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - ... và ngược lại.

Các tuyến số 35B, 56A, 93, 95 sẽ di chuyển theo hướng phố Đỗ Nhuận - đường nội bộ Khu đô thị Hồ Tây - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - ... và ngược lại.

Tuyến buýt số 46 di chuyển theo hướng Phạm Văn Đồng - đường DT1 (cổng phía nam công viên Hòa Bình) - đường nội bộ Khu đô thị Hồ Tây - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - đường 6km (Vĩnh Ngọc) và ngược lại.

Tuyến buýt số 112 di chuyển theo hướng: Đỗ Nhuận - Phạm Văn Đồng - Nguyễn Hoàng Tôn - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - ... và ngược lại.

Tuyến buýt CNG 04 di chuyển theo hướng Đỗ Nhuận - Phạm Văn Đồng - Nguyễn Hoàng Tôn - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Vân Trì - ... và ngược lại; tuyến buýt số 7 di chuyển theo hướng Hoàng Quốc Việt - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - ... và ngược lại; tuyến buýt số 58 di chuyển theo hướng đường Âu Cơ - An Dương Vương - cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt ... và ngược lại.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm tạ

Lời cảm tạ của Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đến các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức và cá nhân đã đến phúng viếng, chia buồn và dự lễ tang của bà Tô Thị Lành.

Lời cảm tạ

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Lãnh đạo Công ty Thủy điện Buôn Kuốp cho biết sản lượng điện lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 của công ty là 590 triệu kWh, đạt 22,4% kế hoạch năm.

Kiểm tra công tác sản xuất điện mùa khô tại Công ty Thủy điện Buôn Kuốp

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 19-5

Điểm tin 18h: TP.HCM nghiên cứu làm đường 2 tầng; Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Chính sách nhập cư cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tạo áp lực tài chính mới cho Đại học Columbia - một trong những trường đại học có tỉ lệ sinh viên quốc tế cao nhất nước Mỹ.

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đe dọa nguồn thu của Đại học Columbia

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

Một bản thảo từng được xem là bản sao của Magna Carta đã được xác nhận là bản gốc hiếm có từ năm 1300, hiện thuộc sở hữu của Trường Luật Đại học Harvard.

Harvard bất ngờ sở hữu bản gốc Magna Carta hiếm có từ năm 1300

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình

Hướng đến chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm phát triển thương hiệu, tháng 5-2025 - tại Hội nghị Khách hàng Toàn quốc 2025, Công ty CP Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI) đã kích hoạt “Kỷ nguyên xanh”.

CADIVI đưa dây cáp điện vật liệu xanh đến các công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar