10/06/2024 10:09 GMT+7

‘Diệt sâu bọ’ bằng cơm rượu, bao lâu thì hết nồng độ cồn?

Dịp Tết Đoan ngọ (ngày 5-5 âm lịch), theo dân gian trong lễ cúng gia tiên thường có các loại hoa quả và cơm rượu. Trong đó cơm rượu là cơm nếp được lên men và có chứa cồn. Vậy liệu sau khi ăn có thổi lên nồng độ cồn không?

Cơm rượu được lên men tự nhiên từ cơm nếp - Ảnh minh họa

Cơm rượu được lên men tự nhiên từ cơm nếp - Ảnh minh họa

Ăn cơm rượu có dính nồng độ cồn?

Cơm rượu (hay còn gọi là rượu cái) được lên men từ cơm nếp. Món ăn này được chế biến bằng cách nấu gạo nếp cho chín, sau đó để nguội và ủ với men rượu trong 3 - 4 ngày cho lên men. Thành phẩm thu được là cơm rượu có vị cay nồng, ngọt, mùi thơm nồng đặc trưng của rượu.

Do được lên men tự nhiên, nhiều người băn khoăn liệu sau khi ăn cơm rượu có thổi lên nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia - cho hay người ăn cơm rượu lượng quá nhiều hoặc ăn vào lúc đói có thể bị say.

"Thực tế, cơm rượu được lên men, vì vậy sẽ chứa nồng độ cồn nhất định. Khi ăn nhiều rượu nếp cũng có thể dẫn tới vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông.

Trong khi đó, theo quy định hiện nay, nồng độ cồn trên 0 độ đã là vi phạm giao thông. Vì vậy, người dân cần cẩn trọng khi có ý định lái xe sau khi ăn loại thực phẩm này.

Nếu ăn khoảng 1/3 bát cơm rượu thì khoảng một vài tiếng sau mới nên tham gia giao thông để đảm bảo an toàn", bác sĩ Hưng cho hay.

Đồng tình với bác sĩ Hưng, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - cũng cho rằng người dân cần lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm chứa cồn.

Theo bác sĩ Nguyên, cơm rượu chứa ethanol do quá trình lên men tự nhiên. Vì vậy, sau khi ăn, tốt nhất nên nghỉ ngơi ít nhất nửa tiếng, rồi mới tham gia giao thông để tránh vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Bác sĩ Nguyên nêu rõ tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc nhiều yếu tố như loại bia rượu, nồng độ cồn trong rượu, thực phẩm, uống lúc no hay đói, độ tuổi, giới tính, di truyền, cân nặng của người uống…

"Khi người dân đã biết mình sử dụng các sản phẩm, thực phẩm có chứa ethanol thì không nên điều khiển phương tiện giao thông ngay, mà nên nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian đào thải.

Trong trường hợp chỉ ăn với lượng rất nhỏ, nồng độ cồn ở mức độ rất thấp, có thể trao đổi với lực lượng chức năng để được ngồi chờ kiểm tra lại", bác sĩ Nguyên cho hay.

Lợi ích bất ngờ từ cơm rượu

Bác sĩ Hưng cũng cho hay nhiều nghiên cứu cho thấy cơm rượu nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cơm rượu có tác dụng phòng ngừa bệnh đái tháo đường do chứa nhiều chất xơ, gluxit, vitamin nhóm B, protit, lipit cùng nhiều loại khoáng tố khác. Chúng giúp bồi bổ sức khỏe, làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy dùng cơm rượu nếp cẩm có thể giúp giảm đáng kể lượng cholesterol có hại trong máu. Điều này rất có lợi trong việc ổn định huyết áp ở những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp.

Đặc biệt, tác dụng của cơm rượu với hệ tiêu hóa thể hiện khá rõ ràng. Cơm rượu bổ sung chất xơ và axit giúp thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, giúp đường ruột vận động trơn tru.

Ngoài ra rượu cái chứa hàm lượng sắt phong phú, nhất là cơm rượu được làm từ nếp cẩm. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu, ngăn ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt.

Cơm rượu còn chứa nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng cần thiết cho da. Chúng giúp chống oxy hóa, dưỡng ẩm và làm trắng da.

Tuy nhiên theo Đông y, cơm rượu có vị cay nên không thích hợp với người thể nhiệt vì sẽ dễ dẫn đến cơ thể bốc hỏa, lưỡi đỏ buốt, da nổi mụn, khó ngủ.

Bên cạnh đó với trẻ em, những người đang gặp vấn đề về dạ dày, người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh chàm, da nổi nhiều mụn,... các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều cơm rượu.

Những thực phẩm nào dễ tạo ra nồng độ cồn sau ăn?

Việc xử phạt người lái xe vi phạm nồng độ cồn còn nhiều tranh cãi, khi thực tế nhiều người không uống rượu bia, chỉ ăn uống thực phẩm hằng ngày vẫn có nồng độ cồn trong hơi thở và trong máu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

Trong một nghiên cứu, trẻ được xem hoặc nghe năm phút quảng cáo thức ăn nhanh. Hành vi sau đó của trẻ khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Giữa lúc sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn bao giờ hết, các "dịch vụ trị liệu" mọc lên nhan nhản, không phép. Trong khi đó quy định của pháp luật chưa kịp đi cùng thực tế loại hình này.

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar