14/02/2020 08:21 GMT+7

'Điệp viên' hải âu truy tìm tàu cá trái phép

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Cảm biến gắn trên hải âu có thể phát hiện các tàu cá có dấu hiệu khai thác ‘lậu’,

Điệp viên hải âu truy tìm tàu cá trái phép - Ảnh 1.

Biệt đội tuần tra hải âu được gắn cảm biến phát hiện các tàu các đáng nghi - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo thống kê, 1/4 số tàu đánh bắt cá ở Ấn Độ Dương hiện nay đang hoạt động bất hợp pháp. Trên thế giới, đánh bắt cá trái phép hằng năm làm tiêu tốn đến 17,6 triệu USD.

Địa bàn rộng nhưng lực lượng tuần tra mỏng, trong khi các biện pháp quản lý hiện đại như dùng vệ tinh theo dõi lại khá đắt đỏ là những nguyên nhân chính khiến nạn đánh bắt cá trái phép vẫn phổ biến.

Mới đây, TS Henri Weimerskirch từ Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp thử nghiệm ý tưởng táo bạo khi muốn biến những chú hải âu thành "điệp viên" theo dõi các tàu cá vi phạm.

Theo trang New Scientist, 169 con hải âu đã được tuyển chọn vào đội "đặc nhiệm" với lợi thế có thể bay hằng trăm cây số một ngày. Bầy hải âu được huấn luyện để tuần tra quanh khu vực Ấn Độ Dương hằng ngày.

Nhóm nghiên cứu trang bị cho hải âu nhiều loại cảm biến, nặng khoảng 65g, có thể phát tín hiệu radar giúp xác định xem các tàu cá đang bật hay tắt thiết bị định vị của mình (định vị tắt là một trong những dấu hiệu tàu đánh bắt trái phép).

Từ đó, các chuyên gia sẽ ghi nhận vị trí của các tàu này và tiến hành kiểm chứng. Phạm vi dò tìm của cảm biến lên đến 30km.

Điệp viên hải âu truy tìm tàu cá trái phép - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, phạm vi dò tìm của cảm biến lên đến 30km - Ảnh: GETTY IMAGES

Từ tháng 12-2018 đến tháng 6-2019, đội chim hải âu của nhóm nghiên cứu đã bắt gặp 26% trong số 353 tàu đã tắt định vị. Ở vùng biển quốc tế, đội chim ghi nhận 36,9% số tàu đã tắt định vị.

Theo TS Henri Weimerskirch, đội hải âu sẽ là phương pháp mới, rẻ tiền nhưng hỗ trợ hiệu quả cho các hình thức theo dõi tàu cá hiện tại, hoặc có thể dùng kết hợp với nhiều phương thức khác trợ giúp cho lực lượng chuyên trách kiểm soát các vùng biển rộng lớn.

"Cho đến nay, chúng tôi đã ghi nhận những thành công khi dùng phương pháp này" - TS Henri Weimerskirch nói.

Bác sĩ thú y hoảng hồn khi thấy hải âu màu cam

TTO - Tập thể nhân viên Bệnh viện thú y Anh được một phen mắt tròn mắt dẹt khi thấy một chú chim có màu cam kỳ lạ, cho đến khi họ phát hiện sự thật về màu cam đẹp mắt đó.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar