09/12/2023 13:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng: Chính sách đi ngược chủ trương khuyến khích

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được Thủ tướng phê duyệt, phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Điện mặt trời nhà dân ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Điện mặt trời nhà dân ở quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.

Ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc. Từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600MW.

Lý lẽ của Bộ Công Thương

Thế nhưng, Bộ Công Thương cho rằng việc phải có cơ chế đối với hệ thống nguồn điện mặt trời mái nhà có liên kết với lưới điện quốc gia để tự sử dụng, không bán điện ra bên ngoài xuất phát từ thực tiễn.

Bởi theo quyết định số 13/2020 của Thủ tướng, kể từ ngày 1-1-2021 EVN không ký hợp đồng mua bán điện từ nguồn điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành, phát điện sau ngày 31-12-2020. Lý do là hiện không có cơ sở thực hiện thỏa thuận đấu nối nên nhiều doanh nghiệp muốn phát triển điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng không thể đấu nối.

Chính vì vậy dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp có đơn kiến nghị về phát triển, lắp đặt điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tại chỗ và sử dụng năng lượng sạch, sản xuất xanh, sạch. 

Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu nên chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện nên bộ mới xây dựng chính sách.

Bởi theo Bộ Công Thương, mục tiêu xây dựng chính sách trên nhằm tiếp tục phát huy lợi thế, ưu điểm của điện mặt trời mái nhà, cung cấp nguồn năng lượng sạch tại chỗ, phục vụ nhu cầu sử dụng điện. Hệ thống điện tự dùng sẽ giúp giảm tải cho lưới điện, từ đó giảm chi phí đầu tư cho ngành điện, giảm tổn thất điện năng. Có chính sách phát triển phù hợp để quản lý, đặc biệt là theo vùng miền; có chế tài xử lý trong trường hợp lắp đặt không tuân thủ quy định, tăng cường quản lý nhà nước...

Cần thay đổi chính sách cho điện mặt trời mái nhà

Trước các lập luận của Bộ Công Thương, ông Hà Đăng Sơn - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh - cho rằng nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà là thực tế, đặc biệt là với doanh nghiệp. Nhu cầu này nhằm đáp ứng, tự chủ một phần nguồn năng lượng, cũng như cung ứng nguồn điện sạch phục vụ cho sản xuất xanh.

Tuy nhiên, cơ chế mới được Bộ Công Thương đưa ra không mang tính khuyến khích đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Bởi nếu đầu tư điện mặt trời áp mái, doanh nghiệp sẽ bị mất phần sản lượng đưa lên hệ thống điện quốc gia do không được ghi nhận và thanh toán chi phí.

Vì vậy, ông Sơn cho rằng có thể nghiên cứu cơ chế bù trừ hoặc mua với giá thấp điểm, vừa góp phần tạo ra dòng tiền và tạo động lực cho doanh nghiệp lắp đặt hệ thống. Muốn làm được điều này thì Chính phủ phải có chính sách tháo gỡ đồng bộ.

Đồng tình, ông Chung Diệu Tuấn - giám đốc điều hành Công ty CP đầu tư Copper Mountain Energy Solar (CME Solar) - cho rằng điện mặt trời mái nhà trên các nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh là nguồn điện sạch có khả năng bổ sung nguồn điện một cách nhanh chóng dựa trên các lợi thế sẵn có của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhu cầu của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI, về sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng đòi hỏi của các thị trường đã trở nên bức thiết và trở thành một yếu tố quan trọng đảm bảo tính cạnh tranh.

Theo ông Tuấn, CME đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp FDI và cả các doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà máy với chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành trọn gói do doanh nghiệp thực hiện đang đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó ông Tuấn cho rằng mô hình đầu tư điện mặt trời áp mái trên mái nhà máy đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tại chỗ, tự sản tự tiêu sẽ sớm có chính sách đồng bộ, khuyến khích phát triển.

Vì vậy, ông Tuấn cho rằng các chính sách cần tận dụng và tối ưu hóa nguồn điện này bởi nhu cầu điện có thể tăng mạnh trong thời gian tới.

"Một số thời điểm nhất định, EVN có thể mua phần sản lượng mà doanh nghiệp không dùng hết theo sự điều tiết của cơ quan điện lực và với mức giá thỏa thuận từng thời kỳ. Điều này vừa đảm bảo sự điều tiết hệ thống, vừa tiết giảm chi phí và bổ sung được nguồn điện đáp ứng cho phát triển kinh tế và đời sống nhân dân", ông Tuấn đề xuất.

Số phận hơn 1.000 công trình điện mặt trời mái nhà chưa được định đoạt

Khoảng 1.030 hệ thống điện mặt trời mái nhà đã được lắp đặt trên cả nước sau 2020, song số phận của các dự án này vẫn chưa được định đoạt khi việc giải quyết mới chỉ dừng lại ở đề xuất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu các bộ ngành triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Cận cảnh nơi chuẩn bị khởi công dự án hơn 1,5 tỉ USD của Tập đoàn Trump tại Hưng Yên

Từ sáng 21-5, đông đảo người dân các xã Tân Châu, Tứ Dân… (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đã có mặt chờ đón lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf trị giá hơn 1,5 tỉ USD.

Cận cảnh nơi chuẩn bị khởi công dự án hơn 1,5 tỉ USD của Tập đoàn Trump tại Hưng Yên

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Từ đầu năm trở lại đây, giá cát ở Hà Tĩnh tăng cao khiến nhiều người dân đang xây nhà lao đao bởi dự toán đội lên hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ dân thậm chí tạm gác việc xây nhà để chờ giá cát hạ xuống.

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Hơn 71.000 nhà đất ở TP.HCM được gỡ vướng để cấp sổ hồng, sẽ tháo gỡ tiếp cho nhiều dự án

Sau 6 tháng hoạt động, tổ công tác gỡ vướng về cấp sổ hồng của TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận cho 71.418/89.672 căn hộ/căn nhà/thửa đất/officetel/cửa hàng và hơn 888 sản phẩm bất động sản khác.

Hơn 71.000 nhà đất ở TP.HCM được gỡ vướng để cấp sổ hồng, sẽ tháo gỡ tiếp cho nhiều dự án

Nhà máy xi măng tiết kiệm 80 tỉ đồng mỗi năm từ giải pháp đặc biệt

Vừa giúp tiết kiệm 80 tỉ đồng tiền điện mỗi năm, vừa góp phần giảm phát thải ra môi trường, Nhà máy Xi măng Tân Thắng vừa đưa vào vận hành thành công hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải (WHR).

Nhà máy xi măng tiết kiệm 80 tỉ đồng mỗi năm từ giải pháp đặc biệt

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar