07/08/2023 09:55 GMT+7
Trở lại chủ đề

Điện Kremlin tuyên bố Nga không muốn kiểm soát thêm lãnh thổ Ukraine

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói Nga không muốn kiểm soát thêm bất cứ vùng lãnh thổ nào khác của Ukraine, ngoài 4 vùng (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia) và bán đảo Crimea theo Hiến pháp hiện tại.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: TASS

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: TASS

Trong cuộc phỏng vấn đăng trên báo New York Times (Mỹ) ngày 6-8 và được Hãng tin Tass dẫn lại, khi được hỏi liệu Nga có muốn kiểm soát thêm phần lãnh thổ nào khác của Ukraine không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Không! Chúng tôi chỉ muốn kiểm soát tất cả đất đai mà chúng tôi hiện đã ghi vào Hiến pháp là của chúng tôi".

Ông Peskov cũng tuyên bố hiện "không có cơ sở" cho một thỏa thuận hòa bình với Ukraine và khẳng định Nga sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt.

Năm ngoái Nga đã tổ chức cái gọi là các cuộc "trưng cầu ý dân" tại 4 vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine, đồng thời cho biết đa số cư dân đi bỏ phiếu đã ủng hộ việc sáp nhập. Trước đó, Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.

Ngày 30-9-2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đứng đầu 4 vùng này đã ký các hiệp ước sáp nhập vào Liên bang Nga. Đến ngày 4-10 cùng năm, ông Putin đã ký thành luật các hiệp ước sáp nhập.

Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia là những khu vực mà các lực lượng Nga đã kiểm soát phần lớn hoặc một phần. Các vùng lãnh thổ này chiếm khoảng 18% lãnh thổ Ukraine được quốc tế công nhận, theo Reuters.

Tuy nhiên Ukraine và các nước phương Tây đã chỉ trích các cuộc trưng cầu ý dân nói trên, cho rằng chúng mang tính ép buộc, không đại diện cho toàn bộ và vi phạm luật quốc tế.

Đến nay không có dấu hiệu thực sự nào về một lối thoát cho xung đột Nga - Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đều không cho thấy dấu hiệu sẽ lùi bước ở một trong những cuộc xung đột quân sự lớn nhất kể từ khi sau Thế chiến 2.

Các nhà phân tích nhìn chung đều đồng ý rằng hiện nay Nga và Ukraine khó đạt được thỏa thuận hòa bình để chấm dứt cuộc chiến.

Với Tổng thống Putin, việc bị coi là nhượng bộ và rút lui dễ dàng khỏi cuộc chiến - mà chính ông đã khởi động và cũng theo ông là có thể dễ dàng giành chiến thắng - là điều khó chấp nhận. Đối với Tổng thống Zelensky, việc nhượng bộ cũng là điều khó chấp nhận.

Hòa đàm không Nga - Ukraine ở Saudi Arabia

Một hội nghị quốc tế với tâm điểm là những thảo luận về tình hình Ukraine đã diễn ra ở Jeddah (Saudi Arabia) vào cuối tuần qua theo lời kêu gọi của Kiev.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ: cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Người đàn ông 77 tuổi tử vong khi băng qua cao tốc I-95 ở Florida để cứu một con rùa, gây tai nạn liên hoàn.

Mỹ: cố cứu rùa trên cao tốc dẫn đến tai nạn liên hoàn, một người thiệt mạng

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Mỹ chuyển giao đạn pháo cho Ukraine sau tuyên bố của ông Trump về việc tiếp tục viện trợ vũ khí tự vệ cho Kiev.

Mỹ nối lại việc chuyển vũ khí cho Ukraine sau đòn tập kích bằng drone kỷ lục của Nga

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

Báo The Kyiv Independent đăng tin: 'Đêm thứ hai liên tiếp, tiếng nổ và báo động không kích đã làm rung chuyển thủ đô Kiev và các thành phố xa tiền tuyến, khi Nga tấn công quy mô lớn khắp Ukraine ngày 10-7'.

Ukraine nói Nga đang tấn công Kiev, gây hỏa hoạn và nhiều tiếng nổ lớn

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Giá cổ phiếu tăng đã đẩy giá trị vốn hóa thị trường của NVIDIA vượt 4.000 tỉ USD ngày 9-7, trở thành công ty đầu tiên làm được điều này.

NVIDIA trở thành công ty đầu tiên có giá trị vượt 4.000 tỉ USD

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Ngày 9-7, Tổng thống Donald Trump thông báo sẽ áp mức thuế quan lên tới 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil sau cuộc cãi vã công khai trong tuần này với người đồng cấp Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.

Vì sao Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế 50% với Brazil?

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt

Ông Trump: Mỹ tốt với châu Phi hơn Trung Quốc; Ông Trump chỉ trích các chính sách của Brazil; Mỹ và Ukraine bàn cách trừng phạt Nga nặng hơn.

Tin tức thế giới 10-7: Ông Trump áp thuế 50% với Brazil; Cựu tổng thống Yoon lại bị bắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar