02/12/2021 10:03 GMT+7

Diễn đàn Môi trường nơi tôi sống: TP.HCM xử lý rác thải ra sao?

LÊ PHAN
LÊ PHAN

TTO - Theo số liệu Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM thống kê, mỗi ngày đêm thành phố thải ra khoảng 9.400 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm còn tăng thêm 10%.

Diễn đàn Môi trường nơi tôi sống: TP.HCM xử lý rác thải ra sao? - Ảnh 1.

Xe đưa rác về bãi xử lý Tây Bắc, TP.HCM

Theo định hướng, thành phố đặt ra lộ trình sẽ giảm tỉ lệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp và tỉ lệ chôn lấp chỉ còn 20% vào năm 2025. Trước yêu cầu đó, nhiều đơn vị đang tiếp nhận xử lý rác thải cho thành phố đã dần chuyển đổi công nghệ xử lý từ chôn lấp sang đốt rác phát điện.

Hiện tại, để xử lý khối lượng rác thải sinh hoạt mỗi ngày của thành phố, Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM vừa có văn bản điều phối khối lượng rác thải sinh hoạt về các cơ sở xử lý rác thải trên địa bàn thành phố. Sở này giao cho Ban quản lý các khu liên hợp xử lý rác thải rắn TP điều phối rác về 3 đơn vị xử lý rác. 

Trong đó, 2 đơn vị thuộc khu vực Tây Bắc tăng thêm khối lượng xử lý rác so với trước đây. Cụ thể, Công ty cổ phần Vietstar với khối lượng 1.800 tấn/ngày (dao động thêm 5%), tăng thêm 400 tấn so với trước đây. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa 1.400 tấn/ngày (dao động thêm 5%), tăng thêm 400 tấn.

Riêng Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước được giao 3.000 tấn rác mỗi ngày theo hợp đồng với thành phố cộng với lượng rác còn lại. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị sẽ nhận phần chất thải trơ sau xử lý với khối lượng khoảng 200 tấn/ngày.

Theo kế hoạch này, thành phố vẫn ưu tiên vận chuyển rác thẳng từ các điểm hẹn, điểm tập kết rác về khu xử lý tập trung. Việc đưa rác thải thẳng về khu xử lý tập trung sẽ tránh việc tồn đọng rác tại các điểm trung chuyển rác thải, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Sở Tài nguyên và môi trường cho biết thêm hiện nay trên địa bàn thành phố còn tồn tại tình trạng nhiều hộ gia đình, chủ nguồn thải vẫn chưa giao rác đúng thời gian quy định của địa phương. 

Ngoài ra, việc quản lý lực lượng rác dân lập ở một số quận, huyện vẫn chưa được chặt chẽ. Các đơn vị thu gom rác dân lập chưa đảm bảo về tần suất và thời gian thu gom, phương tiện thu gom, hạ tầng kỹ thuật thu gom chưa hoàn chỉnh là nguyên nhân xảy ra tình trạng tồn đọng rác thải như phản ánh.

Theo quy trình hiện nay, rác thải sinh hoạt người dân sau khi thải ra mỗi ngày sẽ được lực lượng thu gom rác dân lập thu gom. Rác được đưa về các điểm tập kết và được Công ty Môi trường đô thị TP.HCM hoặc công ty công ích các quận huyện thu lại, vận chuyển về các khu xử lý rác của thành phố. 

Còn lại lượng rác thải công nghiệp, rác thải y tế sẽ được đưa về các khu xử lý riêng biệt cho các loại rác này. Ngoài ra trong giai đoạn dịch bệnh cao điểm, mỗi ngày TP phát sinh thêm khoảng 80 tấn rác có yếu tố dịch tễ COVID-19.

Diễn đàn Môi trường nơi tôi sống: Chính quyền cơ sở 'mạnh', xả rác sẽ 'yếu'

TTO - Thực trạng xả rác bừa bãi không chỉ ở các thành phố lớn như TP.HCM, mà ngay cả các vùng nông thôn, đổ rác không đúng nơi quy định là một cái "tật" của một bộ phận người dân thiếu ý thức sống văn minh, giữ gìn vệ sinh công cộng.

LÊ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar