10/09/2023 09:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Diễn đàn 'Chủ động, sáng tạo đổi mới giáo dục': Tạo môi trường cho giáo viên sáng tạo

Đổi mới giáo dục lần thứ ba đang bước vào năm thứ tư. Lần cải cách giáo dục thứ nhất, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.

Cô trò Trường tiểu học Phù Đổng (Đà Nẵng) trong ngày khai giảng năm học mới  - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Cô trò Trường tiểu học Phù Đổng (Đà Nẵng) trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: ĐOÀN NHẠN

Lần đổi mới chương trình năm 2000 với mục tiêu là hội nhập, hiện đại hóa, lấy học sinh làm trung tâm theo sự phát triển giáo dục tiên tiến thế giới. Chương trình và phương pháp dạy học phải thích ứng với những bước phát triển khoa học và xã hội của nhân loại.

Bộ GD-ĐT ở tầm vĩ mô nên nhìn xa trông rộng trong việc giáo dục, đào tạo ra những công dân tương lai thích ứng thời đại công nghệ và trí tuệ nhân tạo đang phát triển như vũ bão từng ngày.

Lần đổi mới căn bản, toàn diện

Lần ba giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện, trong đó sách giáo khoa không còn là pháp lệnh mà được xã hội hóa với nhiều bộ sách. Tất cả đều soạn đúng chương trình và mục tiêu giáo dục được Quốc hội ra nghị quyết.

Sách giáo khoa được hội đồng thẩm định kỹ lưỡng, được bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký quyết định cho xuất bản. Bộ hướng dẫn các địa phương thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa. 

Như khi triển khai lớp 1, trường tiểu học phải lập hội đồng gồm các giáo viên tiêu biểu và cả đại diện cha mẹ học sinh.

Sự cẩn trọng tối đa để đảm bảo bộ sách nào được địa phương chọn là ý kiến của toàn trường và xã hội dù chưa qua thực nghiệm, giáo viên chưa dạy một bài nào, còn phụ huynh thì chỉ đưa tay cho hợp lệ.

Những điều ấy kéo thêm nhiều hệ lụy như sách khổ to, dày, nặng, giá thành cao, mức chi phí phát hành hậu hỉ mà cha mẹ học sinh gánh chịu. Những điều này khiến Quốc hội lên tiếng là Bộ GD-ĐT cần phải biên soạn bộ sách giáo khoa. Các bộ sách quy tụ những nhà giáo dục, những nhà biên soạn đã công phu nghiên cứu, tìm tòi để hoàn thành những bộ sách cho từng cấp lớp.

Bộ GD-ĐT là cơ quan quản lý, kiểm tra, đánh giá có phải biên soạn sách để trở lại độc quyền sách giáo khoa như là pháp lệnh như trước không?

Thuộc lòng không còn thích hợp

Để đóng góp cho đổi mới giáo dục lần ba, tôi xin nêu mấy ý kiến như sau:

Thứ nhất, Bộ GD-ĐT nên có chủ trương tập huấn giáo viên là giúp giáo viên nắm vững mục tiêu giáo dục và chương trình của từng cấp học, lớp học. Từ mục tiêu, chương trình giáo viên chọn tài liệu để soạn bài trong bất cứ bộ sách nào cho phù hợp, cho học sinh dễ hiểu, dễ học và học có kết quả.

Bài soạn của mỗi giáo viên là lao động nghề nghiệp của một quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm sư phạm; là sản phẩm học thuật của người thầy nhằm đạt mục tiêu chương trình giáo dục.

Thứ hai, giáo dục nên tôn trọng học thuật hơn sử dụng quyền lực của các cấp quản lý. Vì quản lý chuyên môn có nhiệm vụ cung cấp các phương tiện giảng dạy, hỗ trợ cho giáo viên tìm tòi, nghiên cứu để bài soạn đạt yêu cầu, mục tiêu chương trình của lớp học, cấp học. Mọi sự áp đặt theo bộ sách này, bộ sách kia sẽ làm triệt tiêu sức sáng tạo của người thầy.

Thứ ba, nếu Bộ GD-ĐT soạn sách giáo khoa thì thách thức một lần nữa đổi mới căn bản, toàn diện. Thế giới đang đi vào thời kỳ của trí tuệ nhân tạo, việc thuộc lòng kiến thức thầy dạy không còn thích hợp nữa. Bởi kiến thức không chỉ riêng người thầy mới có. Vấn đề của giáo dục là giáo học pháp. Vì vậy, sách giáo khoa và phương pháp dạy học phải mang đậm dấu ấn thời đại.

Thứ tư, trong hoàn cảnh các vùng miền khác nhau, phương pháp dạy học nên theo các cấp độ cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của địa phương.

"Mất ăn mất ngủ" với sổ sách

Giáo viên chia tay bục giảng dù có người gắn bó với nghề trên dưới 35 năm ngoài lý do thu nhập khiêm tốn còn do giáo viên hiện chịu rất nhiều áp lực. Đó là các cuộc thi hằng năm từ ngành giáo dục đến các ban ngành đoàn thể khác phát động.

Bên cạnh đó, giáo viên còn phải tự học tập bồi dưỡng các module, dự tập huấn các chuyên đề, tham dự thao giảng, dự giờ... Chưa hết, giáo viên cũng "mất ăn mất ngủ" với các loại sổ sách phải hoàn thành, nếu không cuối năm học sẽ bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ.

TRẦN VĂN TÁM (Củ Chi, TP.HCM)

Mời tham gia diễn đàn "Chủ động, sáng tạo đổi mới giáo dục"

Thông điệp của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi giáo viên "chủ động", "sáng tạo" để đổi mới giáo dục (Tuổi Trẻ, ngày 5-9) thu hút sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là giáo giới.

Báo Tuổi Trẻ mở diễn đàn "Chủ động, sáng tạo đổi mới giáo dục" để lắng nghe các ý kiến góp ý, gợi mở giải pháp khả thi cho giáo dục. Các ý kiến, phản hồi về chủ đề này, bạn đọc vui lòng email về [email protected].

Chủ động, sáng tạo đổi mới giáo dục: Quyền của trường tới đâu?

'Chủ động, sáng tạo đổi mới giáo dục tới đâu, điều quan trọng nhất là mục tiêu và động lực của các trường. Nếu thấy cần, luôn tìm được cách'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar