06/02/2021 13:17 GMT+7

Điện đàm Mỹ và Trung Quốc: trước chúc tết vui, sau nhắc Tân Cương

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm đầu tiên với nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Điện đàm Mỹ và Trung Quốc: trước chúc tết vui, sau nhắc Tân Cương - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken - Ảnh: AFP

Ông Dương Khiết Trì, chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là nhân vật cấp cao hiếm hoi của Trung Quốc vừa qua đưa ra những nhận định về quan hệ Mỹ - Trung khi Mỹ chuyển sang thời Tổng thống Joe Biden.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Blinken trong cuộc điện đàm ngày 6-2 đã chuyển lời chúc tốt đẹp mùa tết âm lịch tới ông Dương.

Trong nội dung sau đó, ông Blinken đề cập tới vấn đề nhân quyền, tình hình người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương (Trung Quốc), cũng như Tây Tạng, Hong Kong và nhiều vấn đề an ninh khác.

"Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục lên tiếng vì nhân quyền và các giá trị dân chủ, bao gồm Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong, đồng thời thúc giục Trung Quốc sát cánh với cộng đồng quốc tế trong việc lên án vụ đảo chính quân sự ở Burma", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Burma (Miến Điện) là tên gọi khác của Myanmar. Vừa qua quốc gia Đông Nam Á này có chính biến, khi quân đội tuyên bố sẽ kiểm soát đất nước trong thời gian tới, một động thái mà phương Tây gọi là "đảo chính".

Cũng trong điện đàm, ông Blinken được biết đã tái khẳng định việc Mỹ sẽ phối hợp với đồng minh và đối tác trong việc bảo vệ các giá trị và lợi ích mà họ chia sẻ, nhằm buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm đối với các nỗ lực đe dọa tình hình ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm khu vực eo biển Đài Loan, cũng như việc Trung Quốc "coi thường hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ".

Cuộc điện đàm được thực hiện trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung được cho là căng thẳng và tệ nhất suốt nhiều năm qua. Hiện Mỹ và Trung Quốc chưa giải quyết được các tranh chấp thương mại, cũng như việc tăng thuế nhập khẩu của Mỹ lên hàng hóa Trung Quốc kể từ thời ông Donald Trump làm tổng thống.

Về cuộc điện đàm này, Tân Hoa xã của Trung Quốc chỉ đưa tin ngắn gọn về sự kiện điện đàm, không nói gì thêm về nội dung cuộc nói chuyện.

Tổng thống Macron: ‘Không xem Trung Quốc ngang hàng Mỹ được’

TTO - Những thách thức đối ngoại đầu tiên cho chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden được hé lộ qua các phát biểu của lãnh đạo Pháp, Đức về vấn đề Trung Quốc và Nga.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Trưa 12-5 (giờ Việt Nam), Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thỏa thuận thuế quan tạm thời tại Geneva, đánh dấu nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại và thu hút nhiều phản ứng từ cộng đồng quốc tế.

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn.

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư

Tân Giáo hoàng Leo XIV cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những lý do chính khiến ngài chọn tông hiệu 'Leo'.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Hy vọng mới cho kỷ nguyên AI và người nhập cư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar