21/07/2018 13:38 GMT+7

Điểm tựa đứng lên: Cậu bé đánh giày và anh hướng dẫn viên du lịch

VŨ THỦY
VŨ THỦY

TTO - Đang ngồi đánh giày trước cửa một khách sạn, một người lạ tới bắt chuyện với Nam, cậu bé sống trên đường phố, hỏi cậu về mơ ước. "Em muốn được đi học" - cậu trả lời.

Kể từ đó, cậu bé đánh giày đã được cho đi học, được dạy một cái nghề. Giờ đây anh là giám đốc một công ty du lịch, có một gia đình nhỏ của riêng mình.

Điểm tựa đứng lên: Cậu bé đánh giày và anh hướng dẫn viên du lịch - Ảnh 1.

Hoài Nam giờ đã có sự nghiệp của riêng mình với một công ty du lịch do anh sáng lập - Ảnh: NAM TRẦN

Thời gian từ lúc gặp anh Jimmy, học ở chỉ khoảng bốn năm. Tôi biết ơn cơ hội Jimmy đã mang đến cho tôi để có một điểm tựa thay đổi cuộc đời

HOÀI NAM

Mái nhà của một người anh lớn

Cậu bé ấy là Nguyễn Hoài Nam (36 tuổi) - giám đốc điều hành Công ty du lịch Chapi (trụ sở tại Hà Nội). Anh chính là học viên đầu tiên của KOTO (viết tắt từ Know One, Teach One, tạm dịch: Biết một, dạy một) - trường nghiệp vụ nhà hàng dành cho trẻ đường phố, trẻ lang thang được sáng lập bởi anh Jimmy Phạm (46 tuổi) - người lạ năm nào sau buổi gặp gỡ cách đây 20 năm.

Nam sinh ra trong một gia đình có năm anh em trai ở Hà Nam, gia đình chỉ làm nông. "Bố tôi làm ăn thất bại rồi bỏ đi nơi khác lúc tôi 3 tuổi. Một mình mẹ làm lụng nuôi năm anh em ăn học. Lúc tôi học hết lớp 10, mẹ bệnh nặng tưởng không sống được. Tôi bỏ học lên Hà Nội bán bánh mì, bán báo, đánh giày, bán bưu ảnh..." - anh Nam kể.

Làm đủ thứ nghề, Nam mong có ngày về đi học tiếp. Nhưng đời bán báo, đánh giày đâu đủ tiền để Nam quay lại nhà trường khi mà ở nhà mẹ cũng còn nặng gánh hai đứa em.

"Nam là một trong những đứa trẻ đường phố đầu tiên tôi gặp. Lúc đó tôi đang là hướng dẫn viên du lịch. Nam thường đánh giày trước khách sạn tôi hay đưa khách tới. Nam không dễ bắt chuyện. Phải đến lần thứ ba cậu ấy mới nói chuyện với tôi" - anh Jimmy kể.

Biết những đứa trẻ đường phố thường tới tắm ở một miệng cống xả, anh thuê nhà cho các em, cho chúng có một nơi ở, một nơi để tắm và những bữa ăn. Jimmy cũng tìm cách cho Nam đi học lại ở một trường tư thục.

"Lần thứ ba gặp lại, anh bảo tôi "anh muốn em đi học lại", và không lâu sau anh thuê nhà cho tôi ở cùng vài đứa trẻ khác gần Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Anh nói tôi cứ đi học, lúc nào không đi học thì cứ đi bán hàng, anh đóng tiền học, nuôi tôi ăn ở" - Nam kể lại.

Kể từ khi tự gánh về mình trách nhiệm làm anh của một nhóm những đứa trẻ đường phố ở Hà Nội, cứ mỗi sáu tháng Jimmy lại đều đặn đóng tiền nhà, mua gạo để sẵn trong nhà khi anh đi tour lâu ngày.

Jimmy sinh ra ở Việt Nam, nhưng đã cùng gia đình sang Úc từ nhỏ và lớn lên ở Úc. Anh quay lại Việt Nam khi bắt đầu làm hướng dẫn viên du lịch.

Gặp anh tại một trong những cơ sở của KOTO trên đường Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM), anh hài hước pha trò: "Ông Nam ổng ở Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Cái đó là tôi nhớ lắm, nhớ tới giờ. Hồi tôi mới thuê nhà, mấy ổng kéo thêm cả đám trẻ ở Lý Nhân tới ở cùng. Một anh hướng dẫn viên 24 tuổi lo ăn, lo ở từng li từng tí cho 20 đứa trẻ 16, 17 tuổi, có lúc lên tới 60 đứa. Vài đứa vẫn đi học, đa số đi làm".

Đó là sự láu cá ban đầu của lũ trẻ. Nhưng chính sự chân thành của Jimmy đã khiến chúng phải suy nghĩ.

"Các em nói với tôi bọn em tin anh, nhưng bọn em cần một cái nghề hơn là những bữa ăn. Thế là tôi mở nhà hàng sandwich đầu tiên với chín đứa trẻ, trong đó có Nam và dạy nghề cho các em" - Jimmy kể. Một năm sau đó, Trường nghiệp vụ nhà hàng KOTO ra đời, đào tạo cho những đứa trẻ đường phố.

Điểm tựa đứng lên: Cậu bé đánh giày và anh hướng dẫn viên du lịch - Ảnh 3.

Anh Jimmy Phạm, người đã gây dựng KOTO - Ảnh: KOTO

Ân tình và sự thành công

Ở KOTO, Nam được học kỹ năng về nhà hàng, khách sạn và học tiếng Anh với những người hướng dẫn nước ngoài nên có lợi thế ngoại ngữ để vào làm ở những khách sạn lớn. Tốt nghiệp KOTO, Nam ở lại làm việc thêm một năm rồi làm pha chế ở một khách sạn 5 sao, tiếp đó là ở một khách sạn được xếp loại 100 khách sạn tốt nhất châu Á.

Đến năm 2008, anh nhận học bổng của KOTO đi du học ở Úc ngành kinh doanh. Năm 2011 anh về nước, năm 2013 anh xây dựng Chapi - công ty du lịch của chính mình.

"Nam giờ đã có gia đình, có thành tựu cho riêng mình, tôi rất vui và tự hào. Chỉ tiếc là năm rồi cậu ấy cưới vợ mà tôi không sắp xếp để về chung vui được" - anh Jimmy vui vẻ cập nhật tình hình của Nam. Cách Jimmy trò chuyện gợi lên hình ảnh một người anh tình cảm và khiêm nhường.

"Tôi cũng học được nhiều từ Nam, bài học tôn trọng người khác. Có lần tôi giận Nam chuyện gì đó, chỉ nhớ đã ném một xấp tiền. Nam cúi xuống nhặt từng tờ xếp gọn gàng đưa cho tôi, nhìn vào mắt tôi nói rằng rất giận tôi và cảm thấy nhục nhã vì thấy mình không có giá trị. 20 năm qua, tôi không bao giờ còn làm như thế nữa" - Jimmy kể.

Còn với Nam, gặp gỡ Jimmy là bước ngoặt khi cuộc đời một đứa trẻ đường phố lúc đó gần như đồng nghĩa với việc sẽ không bao giờ còn được ngồi trong lớp học.

Vậy mà Nam đã trở thành một trong 9 học viên đầu tiên của KOTO học tiếng Anh, làm việc ở những khách sạn 5 sao, đi du học, lập công ty, cưới vợ...

Điểm tựa đứng lên: Cậu bé đánh giày và anh hướng dẫn viên du lịch - Ảnh 4.

Hoài Nam (bìa trái) và các bạn ở KOTO tham gia một hoạt động ngoại khóa - Ảnh: NVCC

Yêu thương và chia sẻ

Đến giờ học viên của KOTO đã hơn 600 bạn trẻ, và Nam cũng thường ủng hộ các hoạt động, các chương trình của KOTO. Công ty hiện tại của anh cũng nhận các bạn trẻ từ KOTO vào thực tập, làm việc như một cánh tay nối dài của KOTO.

Nơi đây là mái nhà chung của hàng trăm cô bé, cậu bé đường phố có hoàn cảnh ngặt nghèo, nơi họ được trao cho một "cái cần câu" là một cái nghề lận lưng và biết mở lòng để chia sẻ với đời.

Anh Jimmy Phạm bảo để dạy cho các bạn trẻ học một cái nghề có lẽ chỉ cần nửa năm, một năm. Nhưng ở KOTO, các bạn trẻ học về hospitality (nghề về dịch vụ khách hàng) trong thời gian 18 tháng đến hai năm, mỗi năm được đi du lịch, tham gia các hoạt động chung của KOTO.

TTO - Từ một cô bé mồ côi đang sống với bà nội già yếu ở miền quê nghèo, Lê Thị Vân Anh (22 tuổi, quê Nghệ An) đã trở thành sinh viên Đại học Houston (Texas, Mỹ).

VŨ THỦY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Báo Tuổi Trẻ phối hợp Thành Đoàn TP.HCM và Chiến dịch Hoa phượng đỏ tổ chức chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” vào sáng 22-5.

Ước mơ của Thúy tiếp sức bệnh nhi, lắng nghe ước mơ của từng bạn nhỏ

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar