08/07/2015 19:09 GMT+7

Dân mạng truyền nhau cách phòng trộm cướp

ĐỨC THIỆN
ĐỨC THIỆN

TTO - Ngay sau vụ thảm sát ở Bình Phước, xâu chuỗi thêm với vấn nạn trộm cướp táo tợn khác, cư dân mạng chia sẻ những cách phòng chống trộm cướp cũng như cách để tránh bị kẻ xấu “dòm ngó”.

Luôn sẵn sàng những phương cách có thể

Trong một bình luận về vụ thảm sát tại Bình Phước, thành viên có nickname MQ Pickering đưa ra đề xuất: “Mỗi gia đình nên có một hộp chuông báo động. Khi bị đột nhập, chỉ cần nhấn nút là ghi âm tự động chuyển đến số điện thoại trực ban của công an phường. Nội dung ghi âm chuyển tải là nhà bị đột nhập tại địa chỉ…, yêu cầu cấp cứu khẩn”.

Thành viên có nickname Gái Quê lại đưa ra lời khuyên: “Mọi gia đình, nhất là nhà giàu, phải nuôi thật nhiều chó để trông nhà. Có trộm cả bầy sẽ sủa om tỏi báo cho người nhà biết ít gì cũng còn thời gian chạy vào phòng chốt cửa gọi điện cho công an”.

Thành viên có tên Michael Pham đưa ra một bài học: “Nếu giữa đêm khuya có điện thoại từ người thân bảo đến gấp, sau đó liên lạc lại không được, thà mất công một chút đi đến tận nơi xem tình hình còn hơn mất hết cả gia đình”.

Rất nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình các bài viết về “Kinh nghiệm phòng trộm, chống trộm và cách xử lý khi trộm/cướp đột nhập vào nhà” hay “Bí kíp sống sót khi trộm đột nhập vào nhà”...

Hạn chế đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội

Hầu hết các bài viết về kỹ năng chống trộm đều đưa ra nhiều phương pháp phổ biến như: cẩn thận cửa nẻo, không để nhiều tài sản trong nhà, có số điện thoại công an, hệ thống camera an ninh, dạy con trẻ cách phòng chống trộm… Đặc biệt, chi tiết đáng chú ý là: “Hạn chế việc lên mạng xã hội chia sẻ những chuyến du lịch dài ngày của cả gia đình. Trộm bây giờ là người quen cũng có, xài mạng xã hội cũng nhiều”.

Các chuyên gia an ninh mạng từng nhiều lần cảnh báo người dùng về những nguy cơ đối với cá nhân và gia đình khi đưa thông tin lên mạng, đặc biệt là Facebook.

Nhiều người dễ dàng đua nhau “khoe” hết các thông tin về đời sống riêng tư, tài sản của mình mà không hề hay biết những kẻ xấu đang âm thầm rình rập đâu đó trên Facebook.
 

Theo các chuyên gia an ninh mạng, người dùng nên hạn chế đưa thông tin sau lên mạng xã hội: hình ảnh chụp cá nhân và những người thân; hình ảnh và video mô tả sinh hoạt của gia đình; những thông tin về công việc, sinh hoạt hằng ngày nếu đưa thường xuyên sẽ dễ bị người khác nắm rõ thời gian đi lại; đánh dấu những nơi thường xuyên lui tới…

Những thông tin như vậy sẽ vô cùng "hữu ích" đối với kẻ xấu. Bọn chúng chỉ cần xâu chuỗi các thông tin người dùng đưa lên mạng xã hội là có thể nắm rõ khả năng tài chính, thời gian đi lại, thậm chí mức độ an ninh nơi ở của nạn nhân.

ĐỨC THIỆN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tỉ lệ người dùng bị tấn công qua thiết bị lưu trữ

TTO - Theo công bố mới nhất của hãng bảo mật Kaspersky Lab, Việt Nam có tỉ lệ người dùng bị tấn công qua thiết bị lưu trữ đứng thứ hai thế giới trong quý 3 vừa qua.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về tỉ lệ người dùng bị tấn công qua thiết bị lưu trữ

Những điểm đến thần tiên trong khối APEC (Phần 1)

TTO - Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ trong khối các nền kinh tế APEC đều có những cảnh đẹp nổi tiếng, những thành phố nhộn nhịp và đặc sản ẩm thực lôi cuốn.

Những điểm đến thần tiên trong khối APEC (Phần 1)

Kaspersky Lab: Tội phạm mạng APT đã tấn công tổ chức tài chính Việt Nam

TTO - Các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab đã phát hiện tội phạm mạng đang nhằm mục đích vào tiền khi chúng lây nhiễm các ngân hàng tại các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Kaspersky Lab: Tội phạm mạng APT đã tấn công tổ chức tài chính Việt Nam

Vừa sửa xong lại gặp sự cố, tiếp tục 'điệp khúc' Internet chập chờn

TTO - Vừa mới sửa xong cuối tháng 9 vừa qua, nhưng sáng nay, tuyến cáp AAG lại tiếp tục xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến kết nối Internet đi quốc tế của người dùng Việt Nam.

Vừa sửa xong lại gặp sự cố, tiếp tục 'điệp khúc' Internet chập chờn

Gần 10.000 cuộc tấn công mạng Việt Nam trong năm 2017

TTO - Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNcert) ghi nhận đã có 9964 sự cố tấn công vào hệ thống mạng trong Việt Nam trong 9 tháng vừa qua.

Gần 10.000 cuộc tấn công mạng Việt Nam trong năm 2017

Sửa xong cáp quang biển, internet Việt Nam trở lại bình thường

TTO - Với việc sửa xong sự cố trên tuyến cáp quang biển Liên Á (IA), kết hợp với tuyến cáp quang AAG cũng đã khôi phục xong, tốc độ internet của người dùng Việt Nam đi quốc tế đã trở lại bình thường.

Sửa xong cáp quang biển, internet Việt Nam trở lại bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar