14/11/2023 06:30 GMT+7

Điểm nóng chiến sự mới: Pakistan và Taliban

Sau khi lên nắm quyền kiểm soát Afghanistan kể từ năm 2021, Taliban đã thách thức Pakistan - nhà nước đã giúp họ trong cuộc nổi dậy chống lại quân đội Mỹ và lật đổ Chính phủ Afghanistan.

Quân đội Pakistan tập luyện - Ảnh: PAKISTAN ARMY

Quân đội Pakistan tập luyện - Ảnh: PAKISTAN ARMY

Tuy nhiên, Pakistan đã thất bại trong việc thuyết phục chính quyền Taliban tuân theo đường lối của mình trong các vấn đề quốc tế khác nhau.

Một vấn đề gây tranh cãi lớn thường được chính quyền Pakistan nhấn mạnh là sự hỗ trợ bí mật của các cơ quan từ Afghanistan (nay do Taliban kiểm soát) cho Tehreek-e-Taliban Pakistan (TTP) thực hiện các cuộc quấy rối bên trong Pakistan.

Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì Pakistan, đặc biệt là quân đội Pakistan, đã mong đợi từ Taliban sau khi hết lòng ủng hộ họ trong nhiều năm.

Tehreek-e-Pakistan là ai?

TTP (thường gọi là Taliban ở Pakistan) là một tổ chức trung ương của khoảng 40 nhóm chiến binh vũ trang Hồi giáo - thề trung thành với hệ tư tưởng Taliban - hoạt động dọc biên giới Afghanistan - Pakistan.

Theo trang tin The Eur Asian Times (chuyên về các vấn đề toàn cầu và quốc phòng), TTP đã hỗ trợ cho Taliban ở Afghanistan kể từ năm 2001 trong các hoạt động chống lại Lực lượng đồng minh ở Afghanistan. Tuy nhiên, nó chính thức nổi lên vào năm 2007 dưới sự lãnh đạo của Baitullah Mehsud.

Một trong các mục tiêu của TTP là sự phản kháng chống lại nhà nước Pakistan.

TTP nhắm tới mục đích lật đổ chính phủ dân sự Pakistan bằng cách tiến hành một chiến dịch khủng bố hoặc chiến tranh chống lại quân đội và nhà nước Pakistan.

TTP dựa vào các bộ lạc dọc biên giới Afghanistan - Pakistan để thu hút tân binh.

Năm 2020, sau nhiều năm chia rẽ và đấu đá nội bộ, TTP đã tiến hành tái cấu trúc và thống nhất dưới sự lãnh đạo của Noor Wali Mehsud.

Về cơ bản, Mehsud đã lèo lái TTP theo định hướng mới, không làm hại dân thường và chỉ tấn công các nhân viên an ninh và thực thi pháp luật nhằm khôi phục hình ảnh của nhóm và tránh xa chủ nghĩa cực đoan của nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Tình thế tiến thoái lưỡng nan của cả TTP và Pakistan

Khi Taliban ở Afghanistan lên nắm quyền, chính phủ của họ bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề nảy sinh trong việc điều hành đất nước.

Chính vì những áp lực về mặt chính trị trong nước và địa chính trị mà chính quyền Taliban tìm cách duy trì sự cân bằng giữa các lợi ích của TTP và Pakistan.

Với lịch sử và bối cảnh này, một lời giải thích cho quan điểm hậu tiếp quản của Taliban là họ muốn sử dụng TTP làm đòn bẩy thương lượng với Pakistan.

Trong khi đó, Pakistan cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan không kém. Kế hoạch của quân đội Pakistan nhằm chế ngự TTP thông qua chính quyền Taliban ở Kabul đã thất bại và khó có thể thành công trong tương lai.

Có lẽ cảm nhận được sự vô ích của một thỏa thuận như vậy, nên Chính phủ Pakistan đã đồng ý ngừng bắn với TTP, nhưng điều đó cũng thất bại.

Trong kịch bản nhất định, quân đội Pakistan có thể sẽ thuyết phục chính phủ lâm thời, do Thủ tướng tạm quyền Anwaar-ul-Haq Kakar lãnh đạo, thực hiện các hành động tấn công chống lại TTP qua biên giới Afghanistan.

Những tuyên bố gần đây của cựu bộ trưởng quốc phòng Pakistan Asif Khwaja, Bộ trưởng Ngoại giao Bilawal Bhutto cho thấy một kế hoạch hoạt động quân sự có thể xảy ra và đang được Chính phủ Pakistan xem xét.

Các tổ chức nghiên cứu cũng nhấn mạnh: đây sẽ không phải là lần đầu tiên quân đội Pakistan thực hiện một chiến dịch xuyên biên giới như vậy.

Vào ngày 21-4-2022, trong một đợt leo thang đáng kể, lực lượng không quân Pakistan đã tiến hành các cuộc không kích phối hợp bên trong Afghanistan tại các địa điểm bị nghi ngờ là TTP nhưng cuối cùng lại giết chết dân thường.

Đáp lại, Taliban đã triệu tập đặc phái viên của Islamabad ở Kabul và đe dọa sẽ trả đũa trong trường hợp có thêm các cuộc tấn công, mặc dù không nêu tên Pakistan.

Chỉ còn là vấn đề thời gian?

Do mối quan hệ đang xấu đi giữa Chính phủ Afghanistan do Taliban lãnh đạo và Chính phủ Pakistan, được quân đội hậu thuẫn, các cơ quan an ninh đang chịu áp lực phải đưa ra kết luận dứt khoát chống lại các cuộc tấn công liên tục của TTP bên trong Pakistan.

Do đó chỉ còn là vấn đề thời gian, trước khi lực lượng an ninh Pakistan thực hiện một cuộc tấn công nhanh chóng xuyên biên giới.

Một cuộc tấn công như vậy của Pakistan sẽ giúp nước này giữ thể diện trước những tổn thất ngày càng gia tăng do TTP gây ra.

Tuy nhiên, hành động này sẽ có nguy cơ khiến chính quyền Taliban phẫn nộ, vì những cuộc tấn công như vậy sẽ làm suy yếu chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Afghanistan.

Đó là lý do duy nhất khiến các hành động như vậy của Pakistan liên tục bị trì hoãn, mặc dù quân đội Pakistan đã hoàn toàn sẵn sàng cho những hành động có chủ ý như vậy.

Thủ lĩnh tối cao bí ẩn của Taliban ‘nhắn’ thế giới đừng xen vào việc của Afghanistan

TTO - Trong lần hiếm hoi rời Kandahar, nơi khởi nguồn và là trung tâm thiêng liêng của Taliban, để dự một hội nghị tôn giáo, Thủ lĩnh tối cao bí ẩn của Taliban - Hibatullah Akhundzada kêu gọi thế giới ngừng xen vào đường lối của Afghanistan.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar