12/05/2016 11:09 GMT+7

Điểm mặt doanh nghiệp xả thải làm cá chết trên sông Chà Và

ĐÔNG HÀ
ĐÔNG HÀ

TTO - Tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, có 22 DN chế biến hải sản, nước thải của những doanh nghiệp này chảy ra đầm rộng khoảng 12ha ở phía sau.

Cống số 6 và đầm chứa nước thải của các doanh nghiệp chế biến hải sản sáng 10-5 có màu đỏ và hôi thối, cây cối chết khô - Ảnh: Đ.Hà

Việc xả thải của các doanh nghiệp (DN) chế biến hải sản ở xã Tân Hải, huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã biến một vùng đất xả lũ, ngăn mặn thành một đầm nước “chết”. Đầm nước này là tác nhân chủ yếu gây ra hiện tượng hàng loạt trong nhiều năm qua.

Tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành (đoạn giáp với xã Long Sơn, TP Vũng Tàu) có 22 DN chế biến hải sản, trong đó có 14 DN đang bị 33 hộ dân kiện ra tòa đòi bồi thường thiệt hại.

Nước thải của những DN chảy ra đầm rộng khoảng 12ha ở phía sau nhà máy và được ngăn cách bởi đê ngăn mặn Tân Hải.

Theo cơ quan chức năng, do một thời gian dài tiếp nhận nước thải từ các cơ sở chế biến hải sản đổ ra nên chất lượng nước trong đầm chứa đã bị ô nhiễm rất nghiêm trọng với lớp bùn thải dày hàng mét.

Khó kiểm soát

Theo kết quả điều tra, khảo sát của Viện môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM), 14 DN xả nước thải ra đầm đã “góp” hơn 76% vào tỉ lệ gây ô nhiễm trên sông Chà Và, làm cá chết hàng loạt, liên tục trong nhiều năm.

Trước đây khi triều xuống, nước thải từ đầm này chảy tự do qua cống số 6 ra rạch Ván, rồi ra sông Chà Và. Sau sự kiện cá chết, người dân bức xúc, ngành chức năng đã lập trạm, cử nhân viên thủy lợi trực ngay sát cống số 6 điều tiết nước thải chảy ra ngoài nhằm tránh cho cá chết.

Mặc dù tất cả 14 cơ sở chế biến hải sản đều lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cục bộ tại từng cơ sở nhưng theo đánh giá của cơ quan chức năng, việc những DN này có vận hành liên tục hệ thống xử lý nước thải hay chất lượng nước thải sau xử lý có đạt chuẩn hay không là rất khó kiểm soát.

Theo báo cáo của Viện môi trường và tài nguyên, qua khảo sát thực tế cho thấy hầu hết các cơ sở đều đối phó khi đoàn kiểm tra đến lấy mẫu bằng các hình thức như: xả nước máy vào khu vực gần đầu ra hệ thống xử lý nước thải để pha loãng nước thải; bơm clorine với liều lượng cao vào bể lắng để oxy hóa hết các chất ô nhiễm chưa được xử lý triệt để...

Vì thế kết quả lấy mẫu phân tích nước thải sau xử lý của các cơ sở nhìn chung không phản ánh đúng thực tế khách quan.

Viện này cũng chỉ ra nghịch lý là nhiều mẫu nước thải đầu ra của các cơ sở đều đạt quy chuẩn xả thải, nhưng đầm tiếp nhận nước thải luôn luôn trong tình trạng ô nhiễm nặng. Từ đó, viện này đặt câu hỏi: phải chăng có các hành vi xả lén trực tiếp nước thải chưa qua xử lý vào đầm tiếp nhận?

Nguồn: Viện môi trường và tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - Đồ họa: Như Khanh

Đình chỉ hoạt động nhiều doanh nghiệp

Chiều 11-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường cho biết trước đây ngành chức năng của tỉnh này đã bắt nhiều vụ xả thải trộm của các DN trong khu vực xã Tân Hải.

Cuối tháng 4-2016, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định dừng hoạt động hay đình chỉ hoạt động sáu tháng đối với 15/21 DN, cơ sở chế biến hải sản tại Tân Hải, huyện Tân Thành (một DN đã tự dừng hoạt động).

Ngoài ra, các DN này còn bị phạt tiền từ 100 triệu đến 350 triệu đồng. Trong 14 DN bị nông dân kiện, các DN bị dừng hoạt động gồm: Hòa Thắng, Đại Quang, Thương Thương, Gia Hòa, Thành Đạt, Mỹ Sương. Các DN bị đình chỉ hoạt động sáu tháng gồm: Nghê Huỳnh, Tân Thành, Trọng Đức, Phước An và Thịnh An.

Trong ngày 11-5, các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện cắt điện, nước của 6 DN bị đình chỉ hoạt động.

Trước đó, 9 DN khác cũng đã bị đình chỉ. Tuy nhiên, theo một cán bộ có chức năng, trong chiều 11-5 có một DN là Công ty TNHH bột cá Lộc An (không nằm trong 14 DN bị kiện) đã có những hành vi chống đối, không cho đoàn làm việc thực hiện cắt điện, nước.

Ông Nguyễn Thái Sinh, chánh thanh tra Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết trường hợp này sẽ báo cáo UBND tỉnh để tổ chức cưỡng chế.

Cơ sở pháp lý để tính toán thiệt hại

Một số DN bị các hộ dân đòi bồi thường thiệt hại có thắc mắc rằng tại sao ngành chức năng lại áp dụng số liệu từ năm 2008 để tính cho hiện nay, ông Nguyễn Thanh Hùng, trưởng phòng chuyên môn Viện môi trường và tài nguyên, giải thích: Theo điều 5, mục 2 của nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 6-1-2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường thì “dữ liệu, chứng cứ để tính toán thiệt hại đối với môi trường phải được thu thập hoặc ước tính tại thời điểm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức cao nhất tính từ khi xảy ra hoặc tại thời điểm phát hiện môi trường bị ô nhiễm, suy thoái”.

Danh sách 14 doanh nghiệp bị nông dân Long Sơn kiện

(Nguồn: báo cáo kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá nguyên nhân
cá chết hàng loạt trên sông Chà Và của Viện môi trường và tài nguyên
)
(*): Nồng độ tối đa của BOD5 trong nước thải của doanh nghiệp thải ra môi trường, tính theo mg/l

ĐÔNG HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Cầu có kiến trúc vòm thép đầu tiên tại Quảng Ngãi bắc qua sông Trà Khúc sẽ hoàn thành trong tháng 6. Đây được xem là biểu tượng kiến trúc mới ở phía tây thành phố Quảng Ngãi.

Cận cảnh cầu vòm thép rất đẹp nối đôi bờ sông Trà Khúc

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy vừa ký ban hành quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chống buôn lậu, hàng giả 21-5: Bộ Nông nghiệp và Môi trường lập tổ công tác ngăn chặn hàng giả

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

Độ tuổi cán bộ lần đầu tham gia cấp ủy cấp xã sau sáp nhập phải còn thời gian công tác ít nhất từ 60 tháng trở lên, tái cử còn ít nhất từ 48 tháng trở lên.

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn độ tuổi nhân sự cấp xã sau sáp nhập

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?

TP.HCM vừa có kế hoạch triển khai đề án sắp xếp, bố trí và thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ khi thực hiện sắp xếp bộ máy, yêu cầu giảm thiểu tối đa người dôi dư.

TP.HCM bố trí, sắp xếp nhân sự dôi dư như thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar