12/08/2017 14:58 GMT+7

Điểm chuẩn sư phạm thấp: vì đâu nên nỗi?

M.ANH tổng hợp
M.ANH tổng hợp

TTO - Dư luận cho rằng vì tỉnh nào cũng có trường sư phạm, trường nào cũng cố vơ vét sinh viên dẫn đến điểm đầu vào thấp. Ngoài ra còn do lương giáo viên thấp và lãnh đạo ngành Bộ GD-ĐT chưa nhìn thẳng vào thực tế...

Thí sinh và phụ huynh đến nhận giấy báo trúng tuyển tại trường ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 đối với các cơ sở ĐH, trường sư phạm diễn ra ngày 11-8, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng không thể nói “điểm đầu vào sư phạm tụt dốc thảm hại” vì có những  lấy điểm chuẩn cao, ngoài ra trong một trường sư phạm cũng có những ngành điểm chuẩn rất cao.

Nhiều bạn đọc không đồng tình với nhận định của Bộ trưởng, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân khiến điểm chuẩn sư phạm "chạm đáy".

Vì sao thí sinh "né" sư phạm?

Theo bạn đọc Lê Sơn, đầu vào sư phạm thấp là "theo quy luật tất yếu của thị trường". "Cái nào hấp dẫn và có tương lai thì người tiêu dùng sẽ quan tâm hơn. Nhìn vào thu nhập của giáo viên hiện nay cũng như cơ hội việc làm thì có thể thấy rằng sư phạm không còn hấp dẫn học sinh như trước đây nữa", bạn đọc này viết.

Cũng theo bạn đọc này, ngày nay các gia đình có điều kiện chi trả cho các sản phẩm giáo dục hơn thì họ cũng sẽ tính đến việc đầu tư nhiều hơn: "Học xong ra trường các em sẽ làm gì, cơ hội tốt không, thu nhập tốt không, kiếm việc dễ không và thay đổi việc thuận lợi không... đang đặt ra nhiều vấn đề mà Bộ giáo dục không giải quyết hết được".

Trong khi đó bạn đọc luombhc@... lý giải: "Tôi đã công tác trên 30 năm, lên núi 5 năm mà nay lương chỉ mới 9 triệu. Lương giáo viên mới ra trường chắc khoảng 3 triệu, đã vậy phải hợp đồng không vào biên chế. Muốn có việc làm lại phải thi công chức chứ tấm bằng tốt nghiệp ra trường không ăn thua. Vậy ai muốn vào sư phạm?".

Bạn đọc Nguyen Truc Phuong thì than vãn: "Cháu tui học cao đẳng sư phạm 3 năm, tốt nghiệp loại khá, ra trường hơn 3 năm rồi mà chưa xin việc được việc kể cả ở xã heo hút trong vùng sâu. Nơi đâu cũng bão hòa rồi. Bây giờ nó đi làm tiếp viên nhà hàng, khổ!!!".

Còn bạn đọc Nguyễn Anh Dân viết: "Ngày trước ở vùng Nam bộ chỉ có 2 trường đào tạo giáo viên THPT là Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Trường Đại học Cần Thơ, số lượng tuyển vào lại rất hạn chế nên số giáo viên ra trường có chất lượng cao và đều có nơi công tác.

Còn ngày nay, hầu như tỉnh nào cũng có trường đại học đào tạo giáo viên THPT. Nhiều trường tuyển nhiều theo kiểu "vơ bèo vạt tép" nên chất lượng không có, số lượng ra trường mỗi năm gấp hàng trăm lần số lượng nghỉ hưu nên thất nghiệp là lẽ đương nhiên. Vậy thì còn ai mong theo nghề giáo?".

Mong ngành giáo dục nhìn thẳng sự thật

Đối với nhận định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, bạn đọc Trương Thanh Phong thắc mắc: "Bộ trưởng nói bên cạnh một số trường sư phạm tuyển sinh đầu vào thấp vẫn có nhiều trường sư phạm có điểm chuẩn cao. Vậy một số trường là bao nhiêu trường, nhiều trường là bao nhiêu trường?". 

Cùng quan điểm, bạn đọc T.N.T. viết: "Đề nghị Bộ trưởng cho thống kê và thông tin ở các trang báo để thấy rõ các trường sư phạm tuyển sinh như thế nào mà ông cho nhiều trường có điểm cao. Chắc Bộ trưởng nói nhầm?! Đã thừa giáo viên phổ thông mà còn tuyển điểm thấp thì không biết đổi mới kiểu gì, thưa Bộ trưởng?".

Bạn đọc Tre Làng cho rằng "có nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng mới có chính sách đúng". Còn bạn đọc Nguyễn lo âu: "Đọc báo mấy ngày qua về ngành sư phạm, thực sự không thể không lo. Mong các vị nhìn thẳng vào sự thật và điều chỉnh cho phù hợp. Mong lắm!".

"Các học sinh xuất sắc và có điều kiện đã không chọn ngành sư phạm từ lâu lắm rồi. Hãy nhìn nhận thực tế để có hướng thay đổi hợp lý! Vấn đề này không chỉ một mình ngành giáo dục giải quyết được mà cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội", bạn đọc Giáo Già nêu ý kiến.

Bạn đọc cũng đề nghị: "Nên tuyển đúng người tài, có chế độ đãi ngộ thật tốt cho ngành giáo dục từ mầm non cho đến đại học, vì giáo dục là quốc sách" (bạn đọc Pham Kim Tu), "Giáo dục là nuôi dưỡng cả một thế hệ, nên giáo viên cần phải được đào tạo ở những ngôi trường thực sự danh tiếng, và khi họ học xong sẽ được sắp xếp việc làm... Hãy làm như trường công an và quân đội, có như thế nước nhà mới mong phát triển" (bạn đọc Phạm Văn Toản)...

"Cần thay đổi cái căn bản của vấn đề, đó chính là đồng lương và chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với giáo viên. Khi đó điểm chuẩn ngành sư phạm tự động sẽ cao ngất trời và chất lượng giáo viên được đào tạo ra khỏi phải bàn nữa!", bạn đọc Bảo Toàn đề xuất.

Xem thêm:

>> 

>> 

M.ANH tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm chuẩn lớp 10 giảm 'sốc' 4,25, Trường THPT Gia Định nói gì?

Điểm chuẩn lớp 10 năm 2025 vào Trường THPT Gia Định, TP.HCM chỉ còn 18,75 điểm, giảm đến 4,25 điểm. Vì vậy, trường này đã văng ra khỏi top những trường có điểm chuẩn cao nhất TP.HCM.

Điểm chuẩn lớp 10 giảm 'sốc' 4,25, Trường THPT Gia Định nói gì?

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Dù chỉ mới lớp 12 nhưng Từ Song Quốc - học sinh Royal School - đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ dịch cabin tại hội nghị y khoa quốc tế, một công việc với độ khó cao.

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar