25/03/2007 21:28 GMT+7

Dịch giả, nhà văn Nhật Chiêu: Chúng ta cần sống thật

Theo THU HƯƠNG - Người Lao Động
Theo THU HƯƠNG - Người Lao Động

Nhật Chiêu không chỉ là một dịch giả mà còn là tác giả Việt gần gũi và “hiểu văn học Nhật kỳ lạ”. Dịch giả Nhật Kato (người dịch Thời xa vắng sang tiếng Nhật) xuýt xoa như thế sau bài phát biểu của nhà nghiên cứu văn học, dịch giả Nhật Chiêu tại hội thảo Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto diễn ra tại Hà Nội.

Phóng to
Dịch giả, nhà văn Nhật Chiêu
Nhật Chiêu không chỉ là một dịch giả mà còn là tác giả Việt gần gũi và “hiểu văn học Nhật kỳ lạ”. Dịch giả Nhật Kato (người dịch Thời xa vắng sang tiếng Nhật) xuýt xoa như thế sau bài phát biểu của nhà nghiên cứu văn học, dịch giả Nhật Chiêu tại hội thảo Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto diễn ra tại Hà Nội.

Dịch giả Kato đã không ngờ một người Việt lại tri âm, tri kỷ văn học Nhật đến vậy. Quả thật, với Nhật Chiêu, văn học Nhật đã ngấm vào máu. Những truyện ngắn ký tên Nhật Chiêu xuất hiện trên báo chí gần đây cũng thấy phảng phất phong vị văn chương Nhật.

* Trong hội thảo về văn học Nhật vừa qua, ông rút ra được những vấn đề gì, nhìn nhận gì, thưa ông?

- Một hội thảo ngắn, nhiệt tình, sôi nổi, cùng nhìn ra vấn đề hiện nay của văn học Nhật qua chính những tác phẩm (đến với độc giả Việt gần đây như Rừng Na Uy, Ông la hán ngồi...). Họ nói được người Nhật bây giờ sống trong một thế giới phẳng như thế nào. Chứ không còn là người Nhật mặc kimono, uống trà đạo.

* Nhìn vào văn học đương đại Việt Nam gần đây, với sự du nhập khá ấn tượng từ văn học Trung Quốc với trào lưu linglei, rồi văn học Nhật Bản, chúng ta học tập được điều gì?

- Văn học VN hiện nay vẫn còn lạc hậu so với hiện tại. Con người Việt trong tác phẩm ở thời nào đó chứ không phải thời này. Người ngoại quốc đến VN vẫn gặp người Việt công sở, vẫn gặp thanh niên Việt ôm hôn nhau ngoài đường, điều đó đã rất bình thường. Nhưng trong văn học, điện ảnh họ chỉ được giới thiệu những tác phẩm hướng tới thiểu số với những hình ảnh thôn quê, dân dã ngày xa xưa theo mô típ hương xa.

Có thể với người nước ngoài, một bộ phận sẽ có cảm tình, nhưng chúng ta cần sống thật, sống trong hiện tại, và giới thiệu, quảng bá đúng hình ảnh sống mới nhất. Không ai phản đối những đề tài thiểu số đó nhưng lấy những cái đó lấn với hiện nay thì thực sự không bình thường. Từ chìa khóa của văn học đương đại đơn giản lắm: “bây giờ”. Ta cứ chăm chăm thể hiện cái thời nào đó, chăm chăm thể hiện những cái gì đó đặc sắc mà... phải kiếm tìm thì thất bại.

* Vậy theo ông, do đâu có sự lạc hậu này?

- Văn chương bây giờ nên hướng đến những đề tài muôn thuở như tình yêu, cái chết... Cứ viết tự nhiên, bản sắc của nền văn hóa dân tộc sẽ tự nhiên lộ ra, không nên săm soi đặc biệt. Do chúng ta cứ cố ý kiếm tìm, cố ý bôi vẽ, nhầm tưởng đó là thành công, nhưng lại thất bại. Không phải cứ là con trâu, nước mắm, xe xích lô mới là VN. Thực ra đó là lạc hậu, chứ không phải là dân tộc. Thậm chí, mình còn cho Nho giáo là dân tộc. Mình quên mất rằng, thời Hùng Vương, trước khi Nho giáo vào VN, trước khi có chữ “tòng” áp vào người phụ nữ, tình yêu Tiên Dung - Chử Đồng Tử quá hiện đại và rất đẹp!

* Một số nhà văn trẻ hiện nay đã có những hướng đi theo tiêu chí ấy. Nhưng sex và đời sống hiện đại, phá cách trong thơ văn trẻ của chúng ta tại sao khó được chấp nhận như những nước Á Đông khác?

- Các bạn trẻ đã nhập cuộc. Nhiều người cho rằng giới trẻ “quậy” quá. Nhưng tôi chỉ mong họ mạnh dạn hơn để thể hiện hiện đại hơn. Nếu có những thử nghiệm thất bại thì cũng không nên bài xích mà coi đó là sự bình thường. Tuy nhiên, nhà văn trẻ cần xác định, so với đại chúng, nhà văn phải đứng trên một tầm văn hóa cao để viết.

Murakami viết những cuộc làm tình có thể dễ dị ứng với người Á Đông, nhưng tác giả có cái tầm, không nhìn tự nhiên dung tục, mà nhìn với tầm cao nên những chuyện đồng tính, tình dục vẫn đẹp vì ông viết bằng cái Đẹp, hướng về cái Đẹp chứ không hề cố tình phá phách, cố tình dung tục. Viết chân thật có văn hóa thì bất cứ chuyện gì cũng có thể viết đẹp. Tiếc là một số những cây bút trẻ Việt Nam lại lạc hướng vào sự dung tục nhiều hơn cái nhìn văn hóa về đời sống.

* Ông sáng tác truyện Người ăn gió và quả chuông bay đi phải chăng để hướng tới cái Đẹp, hay ông muốn chứng tỏ nhà nghiên cứu vẫn có thể có sáng tác hay?

- Bè bạn văn nghệ có những lời khen dành cho tác phẩm mới này của tôi. Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ chắc vì mọi người... quý mến mà khen quá. Điều này khiến tôi lo ngại. Nhưng là dịch giả, nhà nghiên cứu mà viết truyện đọc... cũng được là thêm một phần hạnh phúc. Bạn bè vẫn gọi tôi là “nhà văn trẻ” vì bây giờ mới xuất hiện với tư cách người sáng tác. Và hướng tới cái Đẹp, vẫn là tiêu chí mà tôi tin dù viết gì cũng không hề nhảm!

Theo THU HƯƠNG - Người Lao Động

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Suốt chiều dài lịch sử, con người luôn tìm cách riêng để tạo ra âm nhạc. Âm nhạc tôn vinh thần linh, kể chuyện, ca ngợi cuộc sống hoặc bày tỏ cảm xúc. Mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống âm nhạc độc đáo riêng và phong phú.

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025 sẽ ưu tiên xét trao giải cho những chiến dịch truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền các vấn đề an sinh xã hội.

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Qua hành trình chăm sóc người cha nay đã gần 100 tuổi, tác giả sách 'Người giữ thời gian' kể lại cách chị gìn giữ niềm vui sống, chăm sóc tinh thần, đồng hành cùng cha mẹ khi họ bước vào giai đoạn xế chiều của cuộc đời.

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong đó đề xuất nhiều đối tượng được miễn, giảm phí khi tham quan bảo tàng.

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Nhiều nghệ sĩ như Minh Nhí, Trịnh Kim Chi, Đan Trường, Nguyên Vũ, Quốc Đại, Hoàng Rapper… gửi lời chia buồn đến gia đình người mẫu Nam Phong trước sự ra đi đột ngột của anh.

Người mẫu Nam Phong đột ngột qua đời ở tuổi 36

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch

Sinh sau đẻ muộn hơn các quán hủ tiếu nổi tiếng của Vũng Tàu, nhưng hủ tiếu hải sản số 7 đang ngày càng thu hút người dân và du khách tìm đến để thưởng thức.

Quán hủ tiếu hải sản số 7 Vũng Tàu đông nghẹt khách cuối tuần, 'tái sinh' sau dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar