14/08/2020 07:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dịch COVID-19 sáng 14-8: WHO nói thế giới đủ lo rồi, đừng sợ thực phẩm 'lây' virus corona

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo việc nới lỏng các hạn chế cộng với việc không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định chống dịch trong mùa hè khiến số ca mắc COVD-19 ở châu Âu đối tăng trở lại. WHO cũng khẳng định thực phẩm không làm mắc bệnh.

Dịch COVID-19 sáng 14-8: WHO nói thế giới đủ lo rồi, đừng sợ thực phẩm lây virus corona - Ảnh 1.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tính đến sáng ngày 14-8, thế giới đã có hơn 21 triệu ca mắc COVID-19 với hơn 752.000 ca tử vong. Nhiều nước trên thế giới tiếp tục siết chặt các biện pháp chống dịch.

WHO: thực phẩm an toàn, cảnh báo châu Âu

Liên quan đến lo ngại về thực phẩm nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, WHO kêu gọi mọi người không nên lo sợ.

"Mọi người đã quá đủ lo sợ về đại dịch COVID-19. Không nên lo sợ thực phẩm hay việc đóng gói, xử lý, giao nhận thực phẩm. Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hay chuỗi thực phẩm góp phần trong sự lây nhiễm của virus. Thực phẩm của chúng ta, trong khía cạnh COVID, là an toàn", chuyên gia hàng đầu của WHO Michael Ryan khẳng định.

Dịch COVID-19 sáng 14-8: WHO nói thế giới đủ lo rồi, đừng sợ thực phẩm lây virus corona - Ảnh 2.

Người bán thực phẩm đeo khẩu trang tại Manila, Philipppines - Ảnh: REUTERS

Tuyên bố nhằm trấn an các lo ngại sau việc các nhà chức trách ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc tìm thấy virus corona trên bề mặt cánh gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil.

Trong khi đó, chuyên gia dịch tễ của WHO Richard Peabody ngày 13-8 khẳng định mức độ nguy hiểm của virus corona chủng mới vẫn không thay đổi.

"Thông điệp quan trọng là nếu ngừng nỗ lực chống virus, thì nó sẽ quay trở lại", hãng tin AFP dẫn lời ông Peabody nói, nhắc nhở các chính phủ châu Âu nhớ đến bài học kinh nghiệm trong những tháng đầu tiên của đại dịch.

Dịch COVID-19 sáng 14-8: WHO nói thế giới đủ lo rồi, đừng sợ thực phẩm lây virus corona - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Theo WHO, gần 3,7 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận ở châu Âu kể từ khi bắt đầu đại dịch, và 218.383 trường hợp tử vong. Dù số ca tử vong tại khu vực không tăng nhanh so với số ca mắc, nguyên nhân được cho là dịch đang lây lan trong các nhóm dân số trẻ vốn không có tỉ lệ tử vong thấp hơn.

Ông Peabody tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "nhanh chóng xác định các trường hợp mới, các cụm dịch mới" để ngăn chặn dịch bùng phát mạnh hơn.

Anh thêm Pháp, Hà Lan vào danh sách cách ly

Anh cho biết sẽ tái áp đặt yêu cầu cách ly đối với những du khách từ Pháp và Hà Lan sau khi các nước này ghi nhận số ca nhiễm mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gia tăng mạnh trở lại.

"Số liệu cho thấy chúng ta cần loại Pháp, Hà Lan, Monaco, Malta, Turks & Caicos & Aruba khỏi Hành lang Đi lại thời COVID-19 để giữ tình trạng lây nhiễm mới giảm xuống", Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps thông báo. Biện pháp sẽ áp dụng từ 4 giờ 15-8 (giờ London).

Hồi cuối tháng 7-2020, Anh cũng đã tái áp đặt lệnh cách ly đối với du khách trở về từ Tây Ban Nha và ngay tuần trước là đối với du khách từ các nước Andorra, Bỉ và Bahamas. Quyết định mới này của xứ sở sương mù dự kiến sẽ lại gây ra một "cuộc di cư ồ ạt" trong số ước tính 500.000 người Anh đang đi nghỉ tại Pháp.

Dịch COVID-19 sáng 14-8: WHO nói thế giới đủ lo rồi, đừng sợ thực phẩm lây virus corona - Ảnh 4.

Nhân viên y tế đến nhà xét nghiệm cho người dân tại Mexico - Ảnh: REUTERS

Với hơn 41.000 ca tử vong do COVID-19, Anh là nước bị dịch bệnh gây tổn thất lớn nhất về người tại châu Âu và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị chỉ trích về cách thức ứng phó với khủng hoảng.

Pháp ngày 13-8 ghi nhận 2.669 ca bệnh mới, một kỷ lục kể tử sau khi gỡ bỏ phong tỏa và là ngày tăng thứ hai liên tiếp.

Trong khi đó, Ý cũng buộc xét nghiệm đối với tất cả những người đến từ Croatia, Hy Lạp, Malta và Tây Ban Nha. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác để bảo vệ những gì đã đạt được bằng sự hy sinh của tất cả mọi người trong vài tháng qua", Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza nói.

Dịch COVID-19 sáng 13-8: Nga công bố giá vắcxin, Anh giảm bớt 5.000 ca tử vong

TTO - Nga cho biết giá xuất khẩu vắcxin ngừa COVID-19 ít nhất là 10 USD cho 2 liều. Tại Anh, cách thống kê mới đã giảm số ca tử vong do COVID-19 từ 46.706 xuống còn 41.329 ca. Trung Quốc lại phát hiện SARS-CoV-2 trên bao bì tôm nhập khẩu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: covid-19 WHO thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

Hơn 3.000 phụ nữ tại TP.HCM sắp nhận được khoản trợ cấp 3 triệu đồng. Chính sách khuyến khích sinh con thứ hai này đang thu hút sự quan tâm lớn.

Hơn 3.000 phụ nữ TP.HCM sinh 2 con trước tuổi 35 sắp hưởng trợ cấp 3 triệu đồng

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Kết quả giải trình tự gene của một số bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM có 83% mẫu là biến chủng NB.1.8.1 đang lưu hành tại nhiều nước.

TP.HCM: 83% mẫu giải trình tự gene ca COVID-19 là biến chủng NB.1.8.1

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Ngày 24-5, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế tiếp tục có quyết định thu hồi sản phẩm liên quan đến công ty nhà Đoàn Di Băng phân phối. Cục cũng yêu cầu tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty EBC Group và Công ty VB Group.

Lại thu hồi mỹ phẩm nhà Đoàn Di Băng, Bộ Y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Một vụ việc gây chấn động y học châu Âu khi tinh trùng của một người hiến mang đột biến gene hiếm gây ung thư đã được dùng để thụ thai ít nhất 67 trẻ em tại 8 quốc gia, trong đó 10 bé đã mắc bệnh.

Người hiến tinh trùng mang gene ung thư, sinh ra ít nhất 67 trẻ, 10 em bị bệnh

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Trước những vụ việc người nhà bệnh nhân hành hung nhân viên y tế, chúng tôi không khỏi suy nghĩ khi nhớ lại những câu chuyện dưới đây.

Lần đầu lấy máu xét nghiệm bị nhân viên y tế quát: 'Sợ thì nắm vào cạnh bàn'

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar