17/02/2023 08:16 GMT+7

Dịch bệnh sính bằng cấp

Sính bằng cấp trong xã hội có thể xem như một loại dịch bệnh, lệch lạc về giá trị.

Phong trào sính bằng cấp vài năm qua có vẻ như đã lắng xuống sau khi dư luận có nhiều ý kiến phê phán về chất lượng đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ta, nay dường như lại nở rộ ở nhiều nơi khiến dư luận băn khoăn về động cơ, mục tiêu học thạc sĩ và tiến sĩ của không ít người. 

Thực trạng "Trường trung cấp rầm rộ tuyển sinh thạc sĩ" mà báo Tuổi Trẻ vừa phản ánh cho thấy vấn nạn này vẫn còn đó.

Mục đích của một bộ phận người học vì muốn nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu công việc hằng ngày hoặc muốn gia tăng sự hiểu biết, nâng cao kỹ năng về chuyên môn và hy vọng tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp. 

Nhưng khá nhiều người mục đích có được tấm bằng thạc sĩ hay tiến sĩ vì "sĩ diện" coi bằng cấp là biểu tượng vị trí trong xã hội, là thước đo trí tuệ của họ. 

Chạy theo bằng cấp bất chấp nhu cầu của xã hội sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy về lãng phí tài chính, thời gian, công sức, đặc biệt mục tiêu không phải vì nâng cao học vấn và kỹ năng cho việc làm sẽ dẫn đến sự học giả và bằng cấp không đi cùng với chất lượng của danh xưng học vị như thực tế đã xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều người.

Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, đội ngũ giáo sư người hướng dẫn chất lượng không cao, quản lý chất lượng đào tạo lỏng lẻo, tìm ra những đề tài mang tính nguyên bản để đóng góp những cái mới cho khoa học rất hạn chế. Không ít các đề tài trở nên vô duyên cả về tên gọi lẫn nội dung, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học. 

Nhiều đề tài bắt chước copy lẫn nhau về tổng quan, các phương pháp nghiên cứu chỉ cần thay tên đổi họ đôi chút là "gà" hóa thành "công" tại hội đồng chấm luận án.

Thói quen sính bằng cấp mang tính hai mặt. 

Một mặt ở chiều hướng tích cực có thể thúc đẩy cá nhân theo đuổi học vấn thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng điều đáng nói là mặt thứ hai quá say sưa với bằng cấp, nhấn mạnh quá nhiều đến bằng cấp sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đối với chính cá nhân không đủ khả năng học. 

Với xã hội, bệnh sính bằng cấp dẫn đến nhu cầu "giả" quá cao kéo theo tăng "cung" và khi nguồn lực không đảm bảo, tất xảy ra những chuyện liên kết bát nháo, mua bán bằng cấp làm ảnh hưởng tới những người học thật cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin vào hệ thống giáo dục nước nhà.

Sính bằng cấp trong xã hội có thể xem như một loại dịch bệnh, lệch lạc về giá trị, nhất là trong bối cảnh có cầu ắt có cung đã góp phần làm tha hóa cả một bộ phận người "cầm cân nảy mực" trong việc đo lường, đánh giá giá trị học vấn của người học. 

Thị trường lao động thiếu người lao động có kỹ năng để tuyển dụng cùng với tâm lý sính bằng cấp sẽ là những tác nhân gây ra gian dối trong tuyển sinh, đào tạo, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ.

Câu chuyện liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với cơ sở giáo dục đại học để đào tạo thạc sĩ đã và sẽ gây ra những hệ lụy lâu dài với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vì đã bỏ quên sứ mạng đào tạo nghề nghiệp của mình để rồi kéo dài cuộc sống tạm bợ nhờ liên kết, để rồi trong vài năm sau đội ngũ giáo viên rời bỏ trường, tuyển sinh học nghề không được, con đường giải thể là tất yếu khi nhà nước siết chặt chất lượng đào tạo sau đại học và thị trường lao động không thừa nhận chất lượng của các tấm bằng có được do liên kết. 

Thực trạng này cần phải chấn chỉnh sớm vì nó để lại di chứng nặng nề cho xã hội và làm cho người dân mất lòng tin vào hệ thống giáo dục.

Một khi hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo chưa hiệu quả, người học chưa thật sự "lao tâm khổ tứ" học hỏi, nghiên cứu nghiêm túc để có trình độ và năng lực thật sự, cơ sở đào tạo buông lỏng quản lý chất lượng, dễ dãi trong đánh giá thì cơ quan tuyển dụng hoặc nhân sự cần tuyển chọn nhân tài nên chú trọng nhiều hơn đến phẩm chất và kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ trước bối cảnh tiến bộ khoa học công nghệ đang diễn ra nhanh chóng.

Trường trung cấp rầm rộ tuyển sinh thạc sĩ: Có gì bất thường?

"Tuyển sinh thạc sĩ cho người muốn học cao học, nâng hạng, nâng lương, chuyển ngành, mở trường, tìm cơ hội việc làm. Có tấm bằng thạc sĩ, khả năng cạnh tranh càng cao. Bằng chính quy của Bộ Giáo dục"...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar