16/01/2018 20:09 GMT+7

Địa ngục sau cánh cổng nhà tù Pháp

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Trong 6 tháng qua đã có 10 phạm nhân gửi đơn cho Tòa án Nhân quyền châu Âu tố cáo điều kiện giam giữ khắc nghiệt trong nhà tù thị trấn Fresnes (tỉnh Val-de-Marne của Pháp).

Đơn tố cáo của các phạm nhân được tổ chức phi chính phủ "Quan sát nhà tù quốc tế" (OIP, có trụ sở ở TP Lyon) ủng hộ. Sau khi xem qua các đơn tố cáo, trang web StreetPress (Pháp) kết luận nhà tù Fresnes quả đúng là địa ngục trần gian.

Chuột, gián và rệp

Các phạm nhân bị giam trong buồng giam trung bình 22/24 giờ. Buồng giam quá tải với số phạm nhân tăng gần gấp đôi so với định mức. Tình trạng buồng giam hết sức thảm hại. Gió lạnh và mưa thoải mái luồn vào. Trần nhà và tường đầy nấm mốc, dơ bẩn.   


Địa ngục sau cánh cổng nhà tù Pháp - Ảnh 1.

Lối vào nhà tù Fresnes - Ảnh: AFP

Phạm nhân Yann (*) mô tả: "Giường đầy rệp còn drap trải giường ba tuần mới thay một lần". Chăn đắp không bao giờ được giặt hay thay đổi. Phạm nhân Ali thuật lại: "Tôi phải ngủ với rệp. Tôi cảm thấy chúng bò trên da. Người tôi nổi đầy vết cắn".

Luật sư Louise Dumont Saint-Priest tóm tắt: "Chuột, gián và rệp. Có nói thêm nữa thì đây vẫn là chuyện bình thường".

Vệ sinh là vấn đề đầu tiên các phạm nhân kêu ca. Phạm nhân Franck viết trong đơn: "Vòi tắm bẩn như ổ vi trùng". Trả lời OIP, Yann cho biết: "Nếu họ không quên, chúng tôi được tắm ba lần mỗi tuần vào lúc 7 giờ sáng".

Cựu phạm nhân tên Djibril đã ra tù 13 năm về trước vẫn không quên kỷ niệm đau khổ tại nhà tù Fresnes. Trên hai chân của anh vẫn còn dấu vết hàng chục vết sẹo do các bệnh về da để lại.

Địa ngục sau cánh cổng nhà tù Pháp - Ảnh 2.

Vết rệp cắn trên lưng phạm nhân - Ảnh: CGLPL

Sân đi dạo là chuồng ngựa cũ

Phạm nhân Léon mô tả sân đi dạo như sau: "Đó là sân hình vuông 12m² với hàng rào kẽm gai, cửa gỗ và cabin điện thoại".

Cựu phạm nhân V.R. bị giam tại nhà tù Fresnes từ năm 2015 đến tháng 4-2017. Anh giải thích: "Sân đi dạo trong nhà tù Fresnes thực sự là điều khó tin nổi trong mọi điều khó tin về nhà tù Pháp. Mọi người mà ngay cả những người chưa từng ở đó đều biết đến các chuồng ngựa ở Fresnes".

Trao đổi qua điện thoại với trang web StreetPress, V.R. kể: "Chúng tôi có từ 20 đến 30 người trong các chuồng ngựa cũ rộng 6mx6m cho sân lớn nhất. Đây là nơi chuột đái trên đất với đủ nguy cơ bệnh tật. Điều này đã gây ra hậu quả to lớn đối với tinh thần và môi trường. Bạn hãy tưởng tượng 20 con người tổ chức sinh hoạt thế nào trong 2 tiếng trong không gian như thế?".

Ngoài không gian nhỏ hẹp, sân đi dạo không trang bị thiết bị vệ sinh, do đó các phạm nhân tiểu luôn xuống đất hoặc tiểu vào chai nhựa.

Nhiều nhà quan sát còn tố cáo sân đi dạo ở nhà tù Fresnes là nơi luật rừng tung hoành. Các vụ làm tiền hay thanh toán lẫn nhau vẫn thường xảy ra vì không có giám thị túc trực.

V. R. kể: "Có khoảng 12 hay 15 sân nối liền nhau. Phía trên có chòi gác để giám thị quan sát. Họ phải bố trí rào kẽm gai để phạm nhân đừng nhảy từ sân này sang sân khác đánh nhau".

Tôi đã nhìn thấy cảnh tượng khó tin với những con người không thể đứng nổi sau 30 phút. Nhưng họ không còn chọn lựa nào khác. Hoặc họ chấp nhận khổ sở để được hít thở ít không khí, hoặc họ ở lại buồng giam"

Cựu phạm nhân V.R. nhớ lại sân đi dạo trong nhà tù Fresnes

Địa ngục sau cánh cổng nhà tù Pháp - Ảnh 4.

Sân đi dạo là chuồng ngựa cũ - Ảnh: CGLPL

Phạt trong phòng chờ   

Luật sư Maud Schlaffmann mô tả bên trong nhà tù Fresnes có hành lang dài. Mỗi bên hành lang là dãy buồng giam. Cuối dãy buồng giam là khu kỷ luật. Khi có nhiều phạm nhân di chuyển ngoài hành lang, giám thị sẽ đưa phạm nhân chờ đến lượt di chuyển vào phòng chờ.

Phòng chờ là nỗi ám ảnh của phạm nhân. Phòng chỉ rộng 8-9 m² và rất dơ bẩn, bốc lên toàn mùi khai nước tiểu. Phạm nhân phải ngồi một chỗ chờ giám thị đến đưa đi, trung bình lượt đi chờ 45 phút và lượt về phải chờ đến 90 phút. Ali viết: "Thời gian dài nhất tôi đã chờ là 4 tiếng".

Luật sư Maud Schlaffmann giải thích muốn đưa phạm nhân vào khu kỷ luật phải thực hiện nhiều thủ tục theo quy định và không phải lúc nào cũng làm thủ tục dễ dàng, bởi thế giám thị đã sử dụng phòng chờ như một biện pháp trừng phạt các phạm nhân.

Các phạm nhân còn tố cáo thái độ đối xử của một số giám thị. Trong thư gửi Tòa án Nhân quyền châu Âu, phạm nhân Léon cho biết giám thị đã từng đập cửa buồng giam vào đầu anh và lần khác siết cổ anh khi anh định lấy điếu thuốc lá dưới cánh cửa.

Địa ngục sau cánh cổng nhà tù Pháp - Ảnh 5.

Hai dãy buồng giam bên trong nhà tù Fresnes - Ảnh: AFP

Sỉ nhục phạm nhân

Cựu phạm nhân V.R. khẳng định bạo lực thường xuyên xảy ra sau cánh cửa nhà tù Fresnes: "Cực kỳ thô bạo tại Fresnes. Nếu có can thiệp, hầu hết trường hợp đều kết thúc tệ hại". Nguyên nhân do các giám thị "quá nhiệt tình" còn ban lãnh đạo tai ngơ mắt điếc.

Yann kể lại: "Lúc tôi từ phòng tiếp khách gia đình đi về, khi khám xét giám thị đã không chịu trả lại quần đùi cho tôi chỉ vì tôi không chịu xoạc chân ra".

Khám xét phạm nhân trong tư thế trần truồng trước và sau khi họ đến phòng tiếp khách gia đình là chuyện thường xuyên trong nhà tù.

Địa ngục sau cánh cổng nhà tù Pháp - Ảnh 6.

Buồng giam nhà tù Fresnes quá tải - Ảnh: CGLPL

Trong báo cáo năm 2016, cơ quan "Tổng thanh tra các địa điểm thiếu tự do" (CGLPL) đã ghi nhận tình trạng sử dụng có hệ thống biện pháp khám xét nêu trên.

Tháng 7-2012, OIP đã từng kiện và tòa án hành chính đã phán quyết biện pháp khám xét phạm nhân trong tư thế khỏa thân là bất hợp pháp, song sau đó nhà tù Fresnes vẫn tiếp tục tái phạm.

V.R khẳng định không dễ tiết lộ chuyện xấu xa của nhà tù Fresnes mà không phải gánh chịu cơn thịnh nộ của các giám thị, vì thế các phạm nhân chỉ còn cách giữ im lặng.

(*) Tất cả tên phạm nhân trong bài đều là tên giả.

Theo luật sư Louise Dumont Saint-Priest, bạo lực không chỉ đến từ giám thị mà tình trạng nhà tù cũ nát cũng là một hình thức bạo lực tác động đến tâm lý và thân thể.

Luật sư Maud Schlaffmann nhận xét: "Mặc dù sự việc đã có nhiều báo cáo về nhà tù Fresnes nhưng chẳng có gì thay đổi. Khi chúng tôi phản ánh với các thẩm phán về điều kiện giam giữ ở Fresnes, họ trả lời không tìm thấy chứng cứ như chúng tôi nói".


HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV

Hôm 20-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã trả lời một số câu hỏi về địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, bao gồm cả Vatican.

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV

Ông Biden phủ nhận giấu bệnh, hơn 10 năm chưa xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?

Người phát ngôn của ông Joe Biden phủ nhận thông tin cựu tổng thống Mỹ giấu giếm bệnh tật và cho biết lần cuối ông xét nghiệm PSA là năm 2014.

Ông Biden phủ nhận giấu bệnh, hơn 10 năm chưa xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar