12/01/2024 11:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đi xem thợ làm rồng chào Tết Giáp Thìn

Bên trong xưởng sản xuất rộng 2.500m2 ở TP Thủ Đức (TP.HCM), gần 100 công nhân tất bật làm việc để kịp hoàn thiện những mẫu linh vật rồng ấn tượng cho khách hàng đón Tết Giáp Thìn 2024.

Hình ảnh tất bật bên trong công xưởng sản xuất linh vật Tết 2024 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Hình ảnh tất bật bên trong công xưởng sản xuất linh vật Tết 2024 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2024, hàng loạt sản phẩm mang hình tượng linh vật rồng ra mắt thị trường để chào đón năm mới, nhiều sản phẩm được làm thủ công từ chất liệu dát vàng, sơn mài ấn tượng, đẹp mắt...

Trong đó, tại xưởng sản xuất mô hình linh vật (phường Long Phước, TP Thủ Đức), những mô hình rồng đã dần hoàn thiện công đoạn cuối cùng để tung ra thị trường.

Theo anh Phan Chí Linh (quản lý sản xuất của xưởng), từ sau lễ Giáng sinh xưởng đã phải huy động thêm công nhân để kịp các đơn hàng Tết. Do linh vật là con rồng có nhiều chi tiết phức tạp nên đòi hỏi người thợ sơn vẽ phải có tay nghề cao và tỉ mỉ hơn.

Ngoài những mẫu rồng truyền thống, xưởng còn thi công những mẫu rồng cách điệu theo yêu cầu của khách hàng.

Đến thời điểm này, linh vật lớn nhất mà xưởng giao cho khách là mẫu rồng có cổng cao 3,5m và phần thân dài hơn 40m, có giá hơn 100 triệu đồng.

Các loại rồng chibi, cá chép hóa rồng... cũng được khách hàng ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Tùy vào kích thước, độ kỳ công của sản phẩm mà giá của linh vật sẽ dao động từ vài triệu đến hơn 100 triệu đồng. 

Bên trong xưởng sản xuất linh vật rồng do Tuổi Trẻ Online ghi nhận:

Hầu hết các sản phẩm đều chế tác từ chất liệu mút xốp được phủ lớp composite bên ngoài, lõi bên trong cố định bằng sắt. Sau khi lên kiểu mẫu, mút xốp sẽ được đưa vào máy để cắt gọt, tạo hình - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Hầu hết các sản phẩm đều chế tác từ chất liệu mút xốp được phủ lớp composite bên ngoài, lõi bên trong cố định bằng sắt. Sau khi lên kiểu mẫu, mút xốp sẽ được đưa vào máy để cắt gọt, tạo hình - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Tiếp theo là công đoạn mài, chà nhám các bề mặt của mô hình xốp để sản phẩm hoàn thiện độ mịn - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Tiếp theo là công đoạn mài, chà nhám các bề mặt của mô hình xốp để sản phẩm hoàn thiện độ mịn - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Sau đó, thợ sơn sẽ bắt đầu xịt màu, tạo kiểu cho bề mặt của sản phẩm - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Sau đó, thợ sơn sẽ bắt đầu xịt màu, tạo kiểu cho bề mặt của sản phẩm - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Để tránh việc hư hỏng khi vận chuyển, các bộ phận của rồng sẽ được chế tác riêng biệt, khi vận chuyển đến cho khách hàng sẽ lắp ráp các phần lại với nhau để tạo ra một con rồng hoàn thiện - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Để tránh việc hư hỏng khi vận chuyển, các bộ phận của rồng sẽ được chế tác riêng biệt, khi vận chuyển đến cho khách hàng sẽ lắp ráp các phần lại với nhau để tạo ra một con rồng hoàn thiện - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Minh Hoàng và Mỹ Linh (hơn 5 năm làm việc tại xưởng) đang tạo hình vẩy rồng cho linh vật. Công việc này yêu cầu sự tỉ mỉ và tập trung cao để tránh làm sai mẫu hay nét vẽ không đều.

Minh Hoàng và Mỹ Linh (hơn 5 năm làm việc tại xưởng) đang tạo hình vẩy rồng cho linh vật. Công việc này yêu cầu sự tỉ mỉ và tập trung cao để tránh làm sai mẫu hay nét vẽ không đều.

Ngoài linh vật rồng, các sản phẩm truyền thống của dịp Tết như thỏi vàng, Thần tài... cũng được xưởng gấp rút hoàn thiện - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Sản phẩm cá chép hóa rồng được nhiều khách hàng ưa chuộng do giá thành rẻ và phù hợp với chủ đề của năm mới - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Sản phẩm cá chép hóa rồng được nhiều khách hàng ưa chuộng do giá thành rẻ và phù hợp với chủ đề của năm mới - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Anh Phan Chí Linh (quản lý sản xuất của xưởng) kiểm tra lại mẫu linh vật rồng sắp hoàn thiện để giao cho khách ở Vũng Tàu - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Anh Phan Chí Linh (quản lý sản xuất của xưởng) kiểm tra lại mẫu linh vật rồng sắp hoàn thiện để giao cho khách ở Vũng Tàu - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Tác giả 'hoa hậu mèo' sắp trình làng linh vật rồng Quảng Trị

Cặp rồng chào năm mới tại Quảng Trị đang được nghệ nhân Đinh Văn Tâm, cha đẻ của hai linh vật hổ và mèo trong Tết hai năm trước, hoàn thiện những bước cuối cùng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar