29/06/2011 08:01 GMT+7

Di tích sắp... trôi sông

MAI HOA
MAI HOA

TT - Đền Miễu và đền Phấn Động (thuộc xã Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh) nằm trong cụm di tích Phòng tuyến sông Như Nguyệt, đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1980. Thế nhưng giờ đây, những ngôi đền thiêng ở đoạn sông này sắp đổ ụp xuống sông vì nạn... “cát tặc”!

Read this on Tuoitrenews.vn

Phóng to
Ông Tú bần thần nhìn Gò Gươm chơ vơ như hoang đảo - Ảnh: Mai Hoa

22g ngày 22-6, chúng tôi có mặt tại đền Miễu, thôn Thọ Đức - “điểm nóng” nhất trong các điểm di tích gặp nạn khai thác cát. Tiếng máy nổ phành phạch, những ngọn đèn vàng mờ mịt hắt xuống sông thứ ánh sáng mờ ảo... Bọn “cát tặc” đang hoạt động rầm rầm. Thế nhưng, không hề có dấu hiệu của một cuộc đuổi bắt “cát tặc” như hình dung của chúng tôi suốt dọc đường.

Người dân “ngồi trên lửa”

Ông Ngô Văn Tú - thủ từ đền Miễu - giậm chân bành bạch và nói như khóc: “Trời ơi, lũ đạo tặc đó. Đêm nay bọn chúng lại kéo sáu thuyền vào đây, chọc thẳng vào bãi mà hút đầy thuyền, giờ lại đang bơm cát ra để hút tiếp. Cứ như thế cả đêm, chúng chẳng còn biết sợ ai nữa”. Nói rồi, ông xách đèn đưa chúng tôi ra sau đền. Bờ sông giờ đã thành vách đất dựng đứng, lở lói hàm ếch.

Di tích Gò Gươm, nơi xưa kia Lý Thường Kiệt dùng làm nơi cất giữ vũ khí cho quân sĩ, giờ thành một... hoang đảo nhỏ nhoi, tách biệt hẳn với đền Miễu.

Ông Tú bức xúc: “Mới chỉ có 15 ngày chúng khai thác rộ ở khu vực này, thế mà đến hơn 1 mẫu đất bãi bồi đã biến thành hố sâu cả chục mét”.

Xưa kia, bãi Miễu bề thế vững chãi được Lý Thường Kiệt chọn làm nơi tập kết quân binh, sẵn sàng nghênh chiến. Đứng bên này sông có thể nhìn sang vùng núi Tiên Lát của Việt Yên (Bắc Giang) - 30 vạn quân Tống đang hạ trại. Cũng từ đây, bài thơ thần Nam quốc sơn hà vang vọng trong đêm đã khiến quân thù khiếp đảm, thua tan tác. Thế nhưng, ai có thể hình dung được cụm di tích lẫy lừng chiến công ấy giờ đang chịu một số phận vô cùng thê thảm.

Cách đền Miễu chừng hơn cây số là đền Phấn Động. Người dân và ban quản lý di tích đền Phấn Động cũng đang “ngồi trên đống lửa” lo cho cái đền “chẳng biết sẽ bị hút xuống sông lúc nào”.

Ngày 9-6, theo quan sát của chúng tôi, hai bụi tre chắn sóng trước cửa đền Phấn Động chỉ còn cách mép nước chừng sải tay, trơ cả rễ. Các bô lão trong ban quản lý di tích vừa giận dữ, vừa... bất lực trước lũ “đạo tặc”, lũ “nghịch tặc” đang phá hoại.

Vòi rồng cứ chọc xuống dưới bụi tre mà hút, đất trên bờ cứ lở lói dần rồi đổ ụp xuống sông. Theo lời ông Nguyễn Hữu Lẫm - thủ từ đền Phấn Động, việc hút cát đã tạo ra những hố, rãnh sâu hoắm cả chục mét, mùa nước cạn nhìn thấy rõ mồn một.

Ngày 3-5 vừa rồi, một cháu bé 9 tuổi ra cửa đền chơi trượt chân ngã xuống. Người dân chài ở giữa sông nhìn thấy, chèo thuyền chạy lại nhưng không kịp. Đến mấy giờ sau, người ta mới đưa được thi thể cậu bé lên.

Phóng to

Tiền cổ, vũ khí cổ được hút lên từ lòng sông Cầu - Ảnh: Mai Hoa

Cuộc chiến với cối xay gió?

Những ngày này, về Tam Đa nghe người dân kể chuyện đánh đuổi “cát tặc” mà chúng tôi cứ ngỡ chuyện đùa. Nó khó tin đến mức... hài hước.

Người dân sắm gạch vỡ để sẵn trên bờ, hễ thấy thuyền đến gần là ném tới tấp. Họ đổ cả gạch, giẻ rách xuống ven bờ để làm tắc vòi rồng mà cũng không ăn thua. Bà Tý, vợ ông Trần Thọ Lan - trưởng ban quản lý di tích đền Phấn Động - nghĩ ra “kế sách” mang vỏ chai bia ra ném vào thuyền cho vỡ vụn. Được hôm đầu chúng còn sợ, đến hôm sau chúng tìm ra bãi tập kết “đạn dược” của bà. Chúng đập vỡ vỏ chai, rồi rải ra lối đi, thế là bà con hết đường xuống.

Thậm chí, chúng còn ngang nhiên hút cát ngay trước cửa UBND xã. Ông Vũ Đình Minh - phó chủ tịch UBND xã Tam Đa - kể rằng: “Khi nhận được tin báo, công an xã tập trung lực lượng, lấy dùi cui xong, chạy xuống đã thấy chúng phun cát vào đầy thuyền của mình. Chúng còn trêu ngươi công an, lấy giẻ rách quấn vào chân vịt làm cháy cả đầu máy”.

Ông Tú cho hay mỗi tàu cát thường có 4-5 người, được trang bị gậy gộc, tuýp nước, cả dao rựa, mã tấu sẵn sàng chống trả đến cùng. Chúng liên kết mấy thuyền lại thì chẳng ai dám làm gì.

Sau đền Miễu, chúng đã kịp khoét một rãnh thọc sâu vào bãi, rộng đến mức thanh niên đứng hai bên bờ ném gạch vù vù mà cũng không tới tàu. Chúng cứ thản nhiên xếp hàng 5-6 chiếc thuyền ngay chính giữa rãnh vừa hút cát vừa chửi bới, trêu ngươi. Lo ngại trước số phận đền Phấn Động, người dân đã viết đơn gửi lên xã, lên huyện, lên cả tỉnh để kêu cứu nhưng không được trả lời.

Trong lúc chờ cơ quan chức năng, người dân lại cứ viết đơn và thấp thỏm nhìn bãi bờ di tích mất 500-600m3 cát mỗi đêm. Tôi không trả lời được câu hỏi của ông thủ từ đền Miễu: “Giờ ai cứu được đền Miễu, cháu ơi?”.

Xã kêu khó, huyện kêu xã ỷ lại, tỉnh chưa nắm tình hình

Ngay từ năm 2008, huyện Yên Phong đã thành lập một tổ công tác liên ngành với nhiệm vụ “đuổi bắt hút cát trái phép trong phạm vi toàn huyện”. Theo đó, canô của tổ tuần tra đỗ ngay bến phà Đông Xuyên (xã Đông Tiến), cách Tam Đa chỉ 15 phút đi đường. Nhưng khi chúng tôi tìm lên tận bến phà Đông Xuyên thì chẳng thấy canô đâu.

Ông Lê Danh Bắc - trưởng Phòng Tài nguyên môi trường huyện Yên Phong, tổ trưởng tổ công tác liên ngành - cho biết sở dĩ canô không còn ở bến là vì huyện không còn tiền để trả phí gửi canô, những 50.000 đồng/ngày. Thế nên canô tuần tra đành... xếp xó!

Ông Bắc nói: “Chúng tôi chỉ là lực lượng hỗ trợ, còn mọi việc giao hết cho cấp xã rồi. Đấy là tại cấp xã cứ ỷ lại vào chúng tôi đấy chứ. Trước bầu cử chúng tôi xuống đó hai tháng, chả ai dám hút. Xong bầu cử, anh em... mệt quá, lại rút về”(?!).

Khi chúng tôi đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Duy Nhất - trưởng Ban quản lý di tích thuộc Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh - có vẻ ngỡ ngàng, và hứa sẽ cùng chúng tôi đi “mật phục” một đêm xem sự thể ra sao.

Ông cho biết thành phần của tổ công tác liên ngành huyện Yên Phong sở dĩ không có người của ban quản lý di tích là do cơ quan ông... không được mời! Vả lại, vì cụm di tích Tam Đa nằm sát mép sông nên khó khoanh vùng khu vực 2 bao quanh di tích.

Về những đơn đề nghị, kêu cứu của người dân Phấn Động gửi lên tỉnh Bắc Ninh, ông khẳng định là không hề nhận được.

MAI HOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học liên ngành trong đội ngũ trí thức trẻ là hội thảo được Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM phối hợp Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ, Câu lạc bộ Các nhà khoa học trẻ TP.HCM tổ chức.

Nghiên cứu liên ngành: Hướng mở của tương lai

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội TikTok đang lan truyền một trào lưu mang tên 'thối não' với loạt nhân vật AI kỳ quái, phi lý nhưng lại cuốn hút đến khó hiểu.

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar