08/10/2005 06:01 GMT+7

Đi thi người đẹp ở nước ngoài: Ai muốn đi cũng được?

Q.NGUYỄN - VIỆT HOÀI thực hiện
Q.NGUYỄN - VIỆT HOÀI thực hiện

TT - Sự cố "hình xăm con rồng" của thí sinh Nguyễn Hồng Hà (số báo danh 18) tại cuộc thi Hoa hậu châu Á 2005 diễn ra từ 10-9 đến 4-10 tại Hong Kong lại khiến dư luận một lần nữa thắc mắc về qui chế duyệt người đẹp VN "mang chuông đi đánh xứ người".

Phóng to
Website Hongkongbeauties đưa hình ảnh này với lời chú thích: Miss VN với hình xăm
TT - Sự cố "hình xăm con rồng" của thí sinh Nguyễn Hồng Hà (số báo danh 18) tại cuộc thi Hoa hậu châu Á 2005 diễn ra từ 10-9 đến 4-10 tại Hong Kong lại khiến dư luận một lần nữa thắc mắc về qui chế duyệt người đẹp VN "mang chuông đi đánh xứ người".

Các đơn vị tổ chức các cuộc thi sắc đẹp tại nước ngoài không có những qui định khắt khe về danh hiệu của các thí sinh đến với cuộc thi.

Những thí sinh đến với các cuộc thi như Hoa hậu trái đất, Hoa hậu nữ hoàng du lịch, Hoa hậu liên lục địa, Hoa hậu sắc đẹp toàn cầu... có thể là hoa hậu tỉnh, thành phố nào đó, cũng có khi là hoa khôi sinh viên của một trường đại học, cao đẳng, hoặc là một người mẫu chuyên lẫn không chuyên, thậm chí chỉ là một thí sinh chưa từng thi một cuộc thi sắc đẹp nào tại quốc gia mà họ đại diện.

Phóng to
Thí sinh Nguyễn Hồng Hà và hình xăm
Nhưng thông thường các thí sinh là những người "từng trải" trong các cuộc thi sắc đẹp hoặc là "chân dài" có chút danh tiếng tại quê nhà.

Thủ tục để một thí sinh đến với cuộc thi qui mô nhỏ như thế cũng vô cùng đơn giản: điền vào đơn (có sẵn tại trang web của các cuộc thi sắc đẹp), một đơn vị đứng ra bảo đảm, phí dự thi. Họ không yêu cầu bất cứ giấy tờ gì từ phía cơ quan chức năng của quốc gia có thí sinh dự thi nhưng họ vẫn có quyền dựa vào việc đi thi mà cơ quan chức năng chưa thông qua để "bắt bí".

Phía cơ quan chức năng của VN (cụ thể là Bộ VH-TT, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an) cũng không có qui định phải xin phép. Như ông Thanh Long - giám đốc Công ty Professional Look (PL) - cho biết để đưa Thanh Hằng dự thi Hoa hậu liên lục địa tại Trung Quốc vừa qua, PL cũng chỉ làm văn bản gửi qua báo Thế Giới Phụ Nữ (đơn vị tổ chức cuộc thi Hoa hậu VN qua ảnh mà Thanh Hằng từng đoạt giải vào năm 2002) để xin phép.

PL hoàn toàn không có văn bản nào xin phép Bộ VH-TT hay Sở VH-TT cả. Còn chuyện báo Thế Giới Phụ Nữ có phải làm văn bản xin phép cơ quan nào nữa không thì PL cũng không rõ.

Trả lời Tuổi Trẻ, bà Thúy Nga - giám đốc điều hành Công ty Elite - nói: “Hiện nay chưa có qui chế chính thức về các cuộc thi người đẹp và tổ chức cho người đẹp đi thi quốc tế, nhưng phải thừa nhận là hai năm gần đây chúng tôi được hưởng một cơ chế khá thoáng: Elite VN đã mua bản quyền tham dự rất nhiều cuộc thi người đẹp quốc tế và chọn các thí sinh VN có đầy đủ yêu cầu do ban tổ chức cuộc thi đề ra để dự thi”.

* Nhưng thưa bà, dù vậy thì vẫn có rất nhiều sự cố đáng tiếc đã xảy ra, và có cả những sự cố lẽ ra đã có thể tránh được. Lỗi tại qui chế chưa chặt? Tại khâu tuyển chọn hay tại các người đẹp của chúng ta thật sự “có vấn đề”?

- Đúng là có những chuyện ngoài khả năng dự đoán của chúng tôi: như chuyện Hồng Hà có hình xăm trên người chẳng hạn. Điều quan trọng mà tôi muốn nói là không một qui chế nào có thể “bao bọc” hay kiểm soát được các người đẹp 100%.

Nếu họ đã không có một nền tảng văn hóa được đào tạo từ nhỏ, không có một nền tảng kiến thức xã hội cơ bản, không có khả năng ứng xử một cách văn minh thì không một lò đào tạo người mẫu nào có thể làm thay họ được, và không một qui chế nào kiểm soát nổi họ.

Nói thật lòng, có những khi tôi cứ tiếc ngơ tiếc ngẩn vì đi trên phố gặp những cô gái quá đẹp và quá đoan trang, nhưng họ tất nhiên là không tham gia các hoạt động người mẫu hay thi người đẹp. Họ thật gia giáo, nề nếp, thông minh và đã có những công việc rất đáng mơ ước. Nhiều lần tôi đã cố thuyết phục nhưng không được.

Thậm chí có lần, có cô đã đến tập được một tháng rồi bị... bà ngoại đến bắt về. Trong quan niệm của số đông người VN mình, những người mẫu hay hoa hậu vẫn còn là một cái gì đó tượng trưng cho sự nông cạn và hời hợt. Nghĩ cũng buồn chứ.

Q.NGUYỄN - VIỆT HOÀI thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Dự án Viet Nam Love do đạo diễn Trần Thành Trung khởi xướng với nhiều hoạt động ý nghĩa hướng đến cộng đồng, như lời tri ân của thế hệ trẻ hôm nay.

Hơn 100 người nổi tiếng đồng hành cùng Viet Nam Love khơi lòng tự hào dân tộc, tinh thần Việt Nam

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường

Có một nhà xuất bản trong 75 năm qua đã xuất bản nhiều tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, những vị tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Văn Tiến Dũng, Đồng Sĩ Nguyên…

Có một nơi chuyên xuất bản sách của các lãnh tụ, tướng lĩnh, những cuốn sách đi khắp chiến trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar