18/10/2005 15:46 GMT+7

Di sản văn hoá VN: sẽ có bảo tàng kỹ thuật số

Theo Thể thao và Văn hóa
Theo Thể thao và Văn hóa

Đoàn chuyên gia VN trên các lĩnh vực khảo cổ, nghiên cứu văn hóa lịch sử (như GS Phan Huy Lê, PGS. TS Tống Trung Tín, PGS. TS Nguyễn Quang Ngọc...) vừa trở về từ cuộc hội thảo quốc tế: Tìm hiểu lịch sử và thông tin khoa học về Thăng Long - Hà Nội do Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản, tổ chức.

Phóng to
Bản đồ thành cổ Hà Nội - Trong năm 2005 sẽ số hóa các bản đồ cổ về Thăng Long - Hà Nội
Đoàn chuyên gia VN trên các lĩnh vực khảo cổ, nghiên cứu văn hóa lịch sử (như GS Phan Huy Lê, PGS. TS Tống Trung Tín, PGS. TS Nguyễn Quang Ngọc...) vừa trở về từ cuộc hội thảo quốc tế: Tìm hiểu lịch sử và thông tin khoa học về Thăng Long - Hà Nội do Viện nghiên cứu Đông Nam Á - Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản, tổ chức.

Hội thảo đã tập trung vào các vấn đề: di tích khảo cổ Hoàng thành Thăng Long; vị trí quy mô của Cấm thành - Hoàng thành và Kinh thành Thăng Long; nghiên cứu phương pháp bảo tồn bằng công nghệ điện tử; tổ chức liên ngành, liên kết quốc tế để triển khai thực hiện.

Ông Trần Quang Dũng, Phó chánh văn phòng BCĐ quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, thành viên đoàn VN tham dự hội thảo cho biết: "Nhật Bản là nước đã áp dụng thành công công nghệ số hóa trong việc lập hồ sơ, bảo tồn và phục dựng các di sản văn hóa phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan tìm hiểu của công chúng ở cố đô Nara (Nhật Bản), cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc), một số điểm di tích ở Italia.

Tại hội thảo, chúng tôi đã thống nhất, năm 2005, bằng nguồn vốn của Bộ giáo dục Nhật Bản, thông qua Viện nghiên cứu Đông Nam Á - trường ĐH Kyoto sẽ chủ trì thực hiện Dự án thí điểm sưu tầm và số hóa các bản đồ cổ về Thăng Long - Hà Nội, lập hồ sơ số hóa khoảng 150 di tích văn hóa lịch sử và một số điểm di tích khảo cổ trong khu vực Hoàng thành - Thăng Long.

Dự kiến đến năm 2009 sẽ hình thành Bảo tàng kỹ thuật số về các di tích lịch sử văn hóa của Thăng Long - Hà Nội".

Sau cuộc hội thảo tại Nhật Bản, từ 12 - 14-11 tới, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế về ứng dụng địa tin học trong nghiên cứu lịch sử ở Châu Á. Một nội dung chính sẽ được bàn thảo là sử dụng công nghệ số hiện đại bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Theo Thể thao và Văn hóa

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Viết về Chợ Lớn, nhà báo Phạm Công Luận nói không dễ dàng như khi viết về Sài Gòn, Gia Định.

Chợ Lớn gần gũi và xa lạ

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Đọc cuốn sách Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc của ba tác giả người Ý viết 57 năm trước, nhiều người Việt phải kinh ngạc trước sự hiểu biết của họ về lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh - Một con người và một dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự chương trình nghệ thuật 'Người là Hồ Chí Minh' tối 18-5 tại quảng trường Ba Đình, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật ‘Người là Hồ Chí Minh’

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

64 cá nhân là ‘tấm gương bình dị mà cao quý năm 2025’ có trưởng thôn làng Nủ Hoàng Văn Diệp, thượng úy Nguyễn Viết Quân cứu sống 4 người trong vụ cháy ở Hà Nội năm 2024, và ngoại Sáu 40 năm bán bánh mì giá rẻ…

Trưởng thôn làng Nủ, ngoại Sáu bán bánh mì là tấm gương bình dị mà cao quý

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Khán giả cải lương chuẩn bị có cơ hội xem lại kịch bản cải lương nổi tiếng Gánh cỏ sông Hàn. Hai Chuông vàng vọng cổ Minh Trường và Ngọc Đợi vào vai chính của vở.

Chuông vàng vọng cổ Minh Trường, Ngọc Đợi hội ngộ trong Gánh cỏ sông Hàn

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar