07/07/2014 09:04 GMT+7

"Đi học mới thoát kiếp nghèo"

HOÀNG YẾN - NGUYỄN HÒA
HOÀNG YẾN - NGUYỄN HÒA

TT - Kỳ thi tuyển sinh khối A căng thẳng nhất của 12 năm học với Đạt cũng đã trôi qua nhẹ nhàng, thế nhưng trong những giây phút thoải mái này, Đạt vẫn chưa thể thở phào nhẹ nhõm.

Đạt vừa ôn thi vừa chăm sóc ba nơi bệnh viện - Ảnh: Hoàng Yến

Trước đó, khi ngày thi đến gần, Nguyễn Công Đạt, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Phú Lộc (thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế), vẫn bộn bề công việc mưu sinh, hết đi phụ hồ, ươm cây giống rồi mò cua bắt ốc, tối đến Đạt lại mang sách vở lên bệnh viện vừa chăm ba, vừa học bài cho kịp kỳ thi đại học.

Dưới cái nắng gay gắt giữa trưa, mồ hôi nhễ nhại, gương mặt hốc hác bơ phờ, Đạt vẫn một tay xách hộp cơm, một tay ôm mấy cuốn sách ra khỏi cổng bệnh viện...

Vừa học thi vừa lo cơm nước

"Đạt là một học trò giỏi, luôn dẫn đầu về thành tích học tập. Trong lớp, em là người sớm trưởng thành và chín chắn nhất. Khả năng đậu đại học của em rất cao, nhưng lo nhất là em sẽ tiếp tục như thế nào với con đường trước mặt"

NGUYỄN THỊ THU THÚY (giáo viên chủ nhiệm)

Con đường ngoằn ngoèo đầy sỏi đá dẫn chúng tôi băng qua hơn 4km từ đường lớn xuyên vào rừng. Nằm lọt giữa rừng cây là một căn nhà tuềnh toàng trống trước hụt sau, mái nhà được lợp tạm từ fibrô ximăng và mái ngói, tường nhà là những bìa gỗ được ba Đạt, ông Nguyễn Công Khánh (47 tuổi), lượm lặt ở công trường mang về. Ngôi nhà ọp ẹp chỉ cần một trận gió lớn đã lung lay ấy lại là nơi thắp lên bao ước mơ hi vọng của sáu con người suốt mấy chục năm nay. Nhà có ba anh em trai, anh lớn là Nguyễn Công Thành đang học Trường đại học Bách khoa TP.HCM. Từ ngày vô Sài Gòn đi học, Thành tự kiếm việc làm thuê giúp ba mẹ đỡ được phần nào. Em nhỏ là Nguyễn Công Phương đang học lớp 9 cũng là niềm tự hào của xóm làng. Từ ngày ông Khánh đau thần kinh và nhập viện đến nay hơn 10 ngày, bà Huỳnh Thị Bướm mẹ Đạt phải vào bệnh viện chăm sóc chồng. Cũng từ hôm ấy, chưa ngày nào gia đình Đạt có lấy một tiếng cười.

Là một tấm gương sáng trong học tập, 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, năm lớp 12 đoạt giải nhì môn toán toàn tỉnh, Đạt liên tục được nhà trường và thầy cô khen ngợi. Không chỉ học giỏi, Đạt còn là người con hiếu thảo. Bà Võ Thị Huyền (71 tuổi, bà nội của Đạt) mắt rớm lệ kể: “Mấy bữa ni cha hắn nằm viện nên nộp viện phí hết rồi. Ngân hàng thì không còn chỗ để vay nữa. Thằng Đạt sắp đi thi đại học, không biết lấy tiền mô cho hắn đi”. Chỉ dựa vào nghề phụ hồ của ba và nghề làm thuê của mẹ cùng hai sào ruộng, nên lo cái ăn cho cả nhà vẫn chưa đủ. Mỗi ngày đi học về Đạt lại lội suối bắt cá để phụ mẹ lo bữa ăn cho cả nhà. Không bắt được cua cá Đạt đi hái rau rừng. Gần đến kỳ thi đại học ba vào bệnh viện, một tay Đạt lại phải lo cơm nước cho gia đình.

Đi thi với sách cũ

Toàn bộ “tài sản” của ba anh em nhà Đạt là một giá sách với vài chục cuốn sách cũ. Suốt 12 năm học, Đạt chưa bao giờ dám mua một cuốn sách mới. Ngày lên thành phố Huế thi học sinh giỏi, Đạt ghé vào hiệu sách và rất thích một cuốn sách toán học, cầm lên rồi lại đặt xuống nhưng không dám mua. Không có thời gian học bài, lại không có tiền mua sách vở, nhưng với Đạt điều đó không ảnh hưởng đến học tập. Biết hoàn cảnh gia đình Đạt, các thầy cô trong trường cũng tạo điều kiện cho em được đi học thêm mà không thu tiền. Bạn bè trong lớp giúp đỡ tài liệu ôn thi.

Đạt nói: “Trước giờ em chỉ dùng sách của anh trai để lại, khi thiếu tài liệu em mượn thư viện. Suốt mấy năm rồi vẫn học tốt, em nghĩ chắc cũng chẳng cần mua thêm tài liệu. Tiền đó còn để lo bữa ăn cho gia đình”. Và Đạt cười rất tự tin: “Em tin sẽ đậu đại học. Mà chắc chắn em phải đậu chứ không thể khác được. Đậu rồi bằng mọi cách em phải vô Sài Gòn để vừa học vừa đi làm kiếm tiền như anh trai em. Phải đi học mới thoát được kiếp nghèo khổ chứ đi làm thuê thì khổ mãi”. Ước mơ vào ngành điện tử viễn thông Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) vẫn luôn thôi thúc Đạt vượt qua mọi khó khăn hiện tại.

Ngay sau khi làm xong bài thi môn hóa khối A, chúng tôi gọi cho Đạt và nhận lại câu trả lời: “Em làm được, làm tốt lắm. Tuy đề môn toán khối A năm nay hơi khác nhưng em học chắc rồi nên không khó khăn chi, nói chung là cả ba môn ổn cả”. Đạt cho biết khó khăn nhất với Đạt là mấy ngày gần thi, bệnh của ba trở nặng, hai anh em phải tự bảo nhau tiết kiệm từng đồng để ba mẹ không phải lo lắng cho việc thi cử của Đạt. Vì không có điều kiện nên Đạt chỉ thi vào ngành Đạt yêu thích đó là ngành điện tử viễn thông. Đạt cho biết chọn học ở Sài Gòn vì ở đó Đạt dễ kiếm được việc làm để vừa kiếm tiền vừa đi học. Khi mọi người biết đến câu chuyện của Đạt cũng là lúc Đạt đang mò mẫm kiếm việc làm thuê tranh thủ những ngày còn ở Sài Gòn.
HOÀNG YẾN - NGUYỄN HÒA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phụ huynh thắc mắc việc đăng ký vào trường tiên tiến hội nhập ở Gò Vấp

Hôm nay 24-5 là ngày đầu tiên đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM. Nhiều phụ huynh phản ánh họ không thể đăng ký được vào các trường tiên tiến hội nhập ở quận Gò Vấp.

Phụ huynh thắc mắc việc đăng ký vào trường tiên tiến hội nhập ở Gò Vấp

Thi vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh lớp 10 của Trường phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Thi vào lớp 10 Trường phổ thông Năng khiếu: Thí sinh nói đề văn, tiếng Anh sát đề minh họa

Công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường 'hot' ở TP Thủ Đức

Trưa 24-5, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức đã công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường THCS Trần Quốc Toản 1, Hoa Lư, Bình Thọ.

Công bố đề khảo sát lớp 6 của ba trường 'hot' ở TP Thủ Đức

Đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM, tại sao không có quận Tân Bình?

Hôm nay 24-5 là ngày đầu tiên đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh phản ánh cổng tuyển sinh trực tuyến không có quận Tân Bình.

Đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM, tại sao không có quận Tân Bình?

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM tại 3 điểm thi.

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar