09/07/2013 08:01 GMT+7

Di dời Khu công nghiệp "già" nhất nước để bảo vệ môi trường

HÀ MI
HÀ MI

TT - Ngày 8-7, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cùng các bộ ngành đã làm việc với tỉnh Đồng Nai để nghe tỉnh này trình bày về đề án chuyển đổi Khu công nghiệp Biên Hòa 1 thành khu đô thị - dịch vụ - thương mại.

Phóng to
Đoàn của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội và các bộ ngành giám sát khu vực ô nhiễm ở Khu công nghiệp Biên Hòa - Ảnh: Sơn Định

Nhiều đại biểu đã tán thành phải di dời khu công nghiệp (KCN) để bảo vệ sức khỏe và nguồn sống của 20 triệu dân trong khu vực, nhưng cần phải có lộ trình và có chính sách đột phá.

Di dời để bảo vệ 20 triệu dân

Tại buổi làm việc, khi đề cập đến đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, ông Trần Văn Tư, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai (trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh), cho biết: “Gần 10 năm chúng tôi trăn trở cho dự án này vì chưa có tiền lệ dời cả KCN. Giờ phải dời để bảo vệ môi trường sống cho cả khu vực vì 20 triệu dân Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu đang dùng nước sông Đồng Nai để sinh hoạt, sản xuất. Chúng tôi không ỷ lại nhưng một mình Đồng Nai làm đề án này cần có sự ủng hộ của các bộ ngành”.

Theo ông Tư, nếu nói khó mà không làm thì cả vùng sẽ còn tiếp tục ô nhiễm do gánh nước thải và ô nhiễm không khí từ KCN Biên Hòa 1.

UBND tỉnh Đồng Nai cho biết từ năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Đồng Nai lập đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - dịch vụ - thương mại. Bởi theo báo cáo của Tổng cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường), hiện nay ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai đang ở mức báo động đỏ. Đoạn sông tại khu vực KCN Biên Hòa 1 chất lượng nước qua quan trắc không đảm bảo mục đích cấp nước sinh hoạt mà chỉ phù hợp với mục đích tưới tiêu và bảo tồn động vật thủy sinh.

Còn kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên - môi trường Đồng Nai (đoạn tiếp giáp với KCN Biên Hòa 1) cũng cho thấy chất lượng nước sông Đồng Nai chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Ngoài ra, tổng lượng rác thải công nghiệp phát sinh của các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 1 khoảng 5.346 tấn/tháng, trong đó rác thải nguy hại 64 tấn/tháng.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường Bùi Cách Tuyến nói: “Việc di dời và bố trí doanh nghiệp về nơi khác là phù hợp. Bởi khu vực xử lý nước thải, rác thải nguy hại cũng chưa phù hợp với quy định”.

Cần có chính sách đột phá

Phóng to
Đoàn của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội và các bộ ngành giám sát khu vực ô nhiễm ở KCN Biên Hòa 1 - Ảnh: Hà Mi

Ủng hộ việc di dời KCN, ông Bùi Đức Thụ (ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội) nói: “Qua khảo sát thực tế, ô nhiễm rất lớn và bốc mùi. Giữa lòng thành phố mà để một KCN cũ kỹ là hệ lụy rất lớn sau này”.

Còn ông Võ Tuấn Nhân, phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, cho biết: “Ô nhiễm thì ai cũng thấy nhưng chúng tôi xuống khảo sát ở doanh nghiệp họ cũng băn khoăn về sản xuất ngưng trệ, công nhân bỏ việc và chuyển nhà máy ra khỏi thành phố. Vì vậy phải có lộ trình để giải quyết”.

Theo ông Nhân, việc di dời KCN để bảo vệ môi trường không phải là chuyện của Đồng Nai nữa mà của đất nước nên Chính phủ phải có chính sách. Nhiều đại diện của bộ ngành đều đồng tình với việc di dời KCN để bảo vệ môi trường.

Tại cuộc làm việc, ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, giải thích: “Nhiều bộ và các đại biểu Quốc hội đa số đều thấy KCN gây ô nhiễm báo động nên phải dời để bảo vệ người dân khu vực. Cái vướng là chính sách để thực hiện nên phải có một chính sách đột phá áp dụng cho việc di dời KCN. Nếu vì sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm mà vướng luật thì chúng tôi xem xét kiến nghị để sửa cho phù hợp”. Theo ông Dũng, trước các vướng mắc về chính sách dời KCN, đoàn công tác sẽ có báo cáo cụ thể cho Bộ Chính trị và Quốc hội.

Khu công nghiệp sớm nhất nước

KCN Biên Hòa 1 nằm ven sông Đồng Nai thuộc phường An Bình, TP Biên Hòa (Đồng Nai) được hình thành trên khu kỹ nghệ Biên Hòa (thành lập từ năm 1963) diện tích khoảng 330ha, là KCN được xây dựng sớm nhất ở VN. Trải qua gần 50 năm hoạt động, KCN Biên Hòa 1 đã hoàn thành vai trò lịch sử của mình đối với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung. Hiện nay, mỗi ngày 97 doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Biên Hòa 1 xả ra hơn 9.000m3 nước thải.

Theo đề án, các doanh nghiệp di dời sẽ được đưa về KCN Giang Điền (thuộc xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, Đồng Nai - cách KCN Biên Hòa 1 khoảng 20km) có quy mô 528ha, hoặc di dời về các KCN Ông Kèo, Nhơn Trạch (thuộc huyện Nhơn Trạch), Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai). Tổng nguồn vốn để thực hiện chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 gần 15.000 tỉ đồng.

HÀ MI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Khi làm thị trường tiền số, quan trọng nhất là bảo mật, chống hacker. Nếu có sự cố bị hack mất tiền tỉ, thì tổ chức đó phải lấy vốn ra đền cho nhà đầu tư.

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Cần cơ chế chống 'lùa gà' trên thị trường tài sản mã hóa

Kết nối du lịch trong nước để đưa du khách đến Phú Quốc

Kiên Giang tăng cường kết nối du lịch với đơn vị lữ hành trong nước đưa khách quốc tế và khách nội địa đến Phú Quốc vui chơi.

Kết nối du lịch trong nước để đưa du khách đến Phú Quốc

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã vượt qua các phương thức thanh toán khác để trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.

Thanh toán QR, NFC liên tục tăng trưởng mạnh

Ông Đinh Hồng Kỳ làm chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM

Ông Đinh Hồng Kỳ - chủ tịch HĐQT Công ty CP Secoin - được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM, thay ông Lê Viết Hải - chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Hòa Bình.

Ông Đinh Hồng Kỳ làm chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Tại buổi đối thoại giữa các doanh nghiệp với Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (DSEZA) sáng 23-5, các doanh nghiệp cho biết rất mong muốn mời sinh viên đại học và cả bộ đội vào làm việc, trả lương hấp dẫn.

Chủ doanh nghiệp muốn tuyển sinh viên làm công nhân, 'mặt mày hiền lành, không xăm trổ' duyệt ngay

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM

Một hội nghị kết nối đã diễn ra, mở ra cơ hội cho những sản phẩm đặc trưng của cố đô Huế đến gần hơn với người tiêu dùng phía Nam.

Sản phẩm đặc trưng xứ Huế 'tìm' người dùng TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar