30/05/2018 09:13 GMT+7

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản

NGUYỄN KHÁNH
NGUYỄN KHÁNH

TTO - Tối 29-5 tại Thánh địa Phật giáo Borobudur (Indonesia) hàng nghìn tăng ni phật tử đã tham dự ngày Lễ Phật Đản (15-4 âm lịch) và cùng nhau thực hiện nghi thức thả đèn trời.

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 1.

Hàng trăm chiếc đèn trời được thả tại Thánh địa Phật Giáo một thời Borobudur - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Buổi Lễ Phật Đản (ngày sinh của Đức Phật) bắt đầu từ 8 giờ sáng, mở đầu là màn diễu hành xe hoa rước Xá lợi Phật, lửa thiêng, nước Thánh từ ngôi Đền Mendut tới thánh địa Phật giáo Borobudur, khoảng cách ước chừng 3km. An ninh đã được chính quyền Indonesia siết chặt, đặc biệt là sau vụ khủng bố tại Surabaya làm 10 người chết và hơn 40 người bị thương.

Borobudur là một ngôi đền có niên đại từ thế kỷ thứ 9 và đã được UNESCO xếp hạng là di sản thế giới. Tại đây, hàng trăm vị chư tăng cùng các phật tử đã hội tụ với nhau để tụng kinh trong một nghi lễ gọi là "Pradaksina". Các phật tử mừng lễ Phật đản bằng cách cầu nguyện cho việc an lành mưa thuận, gió hòa, được mùa bội thu, đất nước hòa bình và thịnh vượng.

Tại Indonesia, Phật Đản là ngày lễ hội cấp Quốc gia và là ngày nghỉ lễ, vì thế sự kiện này cũng thu hút rất nhiều du khách quốc tế tham dự.

Nghi thức thả đèn trời được coi là hoạt động cuối cùng trong ngày Phật Đản, nó được diễn ra vào tối muộn trong ngày. Trước khi thả đèn trời, mọi người sẽ viết các ước nguyện của mình dán vào đèn lồng rồi thả lên trời với tâm nguyện lời thỉnh cầu của mình sẽ đến được tới Đức Phật.

Với dân số khoảng 260 triệu người, Indonesia là Quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á cũng như là Quốc gia có số dân theo Hồi giáo lớn nhất thế giới. Hiện nay số người theo Phật Giáo tại Indonesia chiếm chưa tới 1% dân số nước này.

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 2.

Trước khi thả đèn trời, mọi người sẽ viết các ước nguyện của mình dán vào đèn lồng rồi thả lên trời với tâm nguyện, thỉnh cầu của mình sẽ tới được Đức Phật - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 3.

Đèn trời hay thiên đăng còn gọi là đèn Khổng Minh, là loại đèn làm bằng giấy, dùng để thả cho bay lên trời sau khi đốt đèn. Đây là loại đèn truyền thống của các nền văn hóa Đông Á. Đèn do Gia Cát Lượng tự Khổng Minh sống ở thời Tam Quốc phát minh ra - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 4.

Các nhà sư cùng với các phật tử cùng nhau thả một chiếc đèn trời trong ngày lễ Phật Đản - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 5.

Lễ Phật Đản được tổ chức trang trọng tại Thánh địa Phật Giáo Borobudur thu hút sự tham gia của hàng ngàn tăng ni phật tử đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 6.

Các nhà sư đang làm lễ tại ngôi Đền Mendut trước khi di chuyển đến Thánh địa Borobudur , đền Mendut được xây dựng cách đây hơn 1000 năm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 7.

Các vị cao tăng cùng với các phật tử đang làm lễ tại Đền Mendut - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 8.

Đến tham dự Đại lễ Phật Đản còn có nhiều "phật tử" nhỏ tuổi, đây là các học sinh đến từ nhiều trường phổ thông tại Indonesia - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 9.

Các thiếu nữ đang thực hiện nghi lễ "nhiễu" hay "nhiễu hành", lễ nhiễu Phật có nghi thức là người Phật tử đi ba vòng ngôi chánh điện, hoặc ngôi bảo tháp xá lợi, hoặc tượng đài Phật lộ thiên, đi vòng phía hữu, theo chiều kim đồng hồ. Đây là một nghi thức bày tỏ sự cung kính, thương yêu, quí trọng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 10.

Các nhà sư vẩy "nước Thánh" cho những người dân hai bên đường để cầu may mắn và bình an - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 11.

Bộ trưởng Thanh Niên và Thể thao Indonesia - ông Imam Nahrawi (áo đỏ) vẫy chào các nhà sư, sau khi thực hiện xong các nghi lễ tại Đền Mendut, các đại biểu sẽ di chuyển đến Thánh địa Borobudur nơi diễn ra các sự kiện chính của Đại lễ Phật Đản - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 12.

Lực lượng Cảnh sát chống khủng bố của Indonesia có mặt khắp nơi để đảm bảo an toàn cho Lễ Phật Đản - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 13.

Bật lửa và các dụng cụ dễ cháy nổ đều bị giữ lại trước khi vào nơi diễn ra các sự kiện của Đại lễ Phật Đản - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đèn trời rực sáng thánh địa Phật giáo trong đại lễ Phật đản - Ảnh 14.

Các nhà sư Thái Lan đang thực hiện nghi lễ "nhiễu hành" vào lúc bình minh tại Thánh địa Phật Giáo Borobudur - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

NGUYỄN KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Nhà tốc mái, cây đổ ngổn ngang, bàn ghế, tủ lạnh tứ tung trên đường… khung cảnh không khác gì một 'trận bom' vừa giội xuống thị trấn Cát Bà.

Những hình ảnh đầu tiên từ tâm bão Cát Bà: Đổ nát, hoang tàn đến đau lòng

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ để đảm bảo thu nhận hồ sơ, cấp thẻ căn cước cho công dân từ ngày 1-7.

Bộ Công an đã sẵn sàng về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huấn luyện thể lực, rèn luyện thể thao được đẩy mạnh tạo thành phong trào rộng khắp trong toàn Lữ đoàn tàu ngầm 189.

Lính tàu ngầm rèn thể lực

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Do mưa lớn, nước các sông lên nhanh khiến nhiều tuyến đường ở Huế bị ngập nặng như sông. Xe cộ ở Huế ngập chết máy la liệt.

Huế ngập lụt lớn, đường thành sông, dùng ghe đưa người đi lại

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Tàu Lê Quý Đôn là chiếc tàu buồm hiện đại, duy nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam, có khả năng hoạt động trong nhiều điều kiện thời tiết phức tạp.

Hình ảnh kéo buồm trên tàu buồm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk

Toàn cảnh vụ nhóm đối tượng đập phá trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk làm 9 người chết, 2 người bị thương.

Toàn cảnh diễn biến vụ tấn công hai 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar