15/01/2024 11:20 GMT+7

Đền Chợ Củi tạm dừng hoạt động trong ngày 15-1 để chấn chỉnh các vi phạm

Sáng 15-1, thông tin từ UBND huyện Nghi Xuân cho biết từ 7h đến 17h30 ngày 15-1, đền Chợ Củi (tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) sẽ tạm dừng hoạt động để chấn chỉnh, khắc phục những bất cập xảy ra thời gian qua.

Di tích lịch sử đền Chợ Củi - Ảnh: H.A.

Di tích lịch sử đền Chợ Củi - Ảnh: H.A.

Nhiều bất cập trong công tác quản lý đền Chợ Củi

Việc tạm dừng các hoạt động tại đền Chợ Củi là để huyện Nghi Xuân tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý tại đền theo kết luận của UBND tỉnh Hà Tĩnh ngày 5-1-2024.

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh ngày 5-1, đền Chợ Củi là di tích lịch sử - văn hóa được các cấp chính quyền quản lý, tôn tạo từ thời phong kiến đến nay; đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc sở hữu chung của cộng đồng dân cư, không phải là nơi thờ tự riêng của hộ gia đình, cá nhân hay của một dòng họ nào.

Tuy quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt nhưng chính quyền địa phương chưa thực hiện việc cắm mốc và không ban hành quy định quản lý nên quy hoạch nêu trên vẫn chưa thực hiện trên thực tế.

Phần lớn các hạng mục công trình chưa được đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch đã duyệt; diện tích đất quy hoạch chưa được cắm mốc và chính quyền địa phương chưa ban hành các quy định quản lý quy hoạch dẫn đến xảy ra việc cơi nới, vi phạm chỉ giới quy hoạch, chỉ giới giao thông.

Ban quản lý không biết và không quản lý toàn bộ lao động làm việc tại đền, không thực hiện chi trả tiền công cho người lao động và các hoạt động tại di tích mà giao khoán cho gia đình "thủ nhang" và tổ giữ xe là không đúng quy định.

Từ đó dẫn đến ban quản lý di tích chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thuộc thẩm quyền, chưa tổng hợp báo cáo đầy đủ toàn bộ số tiền thu được từ khu di tích.

Ban quản lý không trực tiếp tham gia giám sát, kiểm kê nguồn thu công đức, không có quy chế phân cấp rõ ràng cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi mà giao hoàn toàn cho gia đình thủ nhang thực hiện, dẫn đến ban quản lý di tích không nắm được số liệu thực tế các khoản thu, chi của gia đình thủ nhang.

Người dân chiêm bái, dâng lễ tại đền Chợ Củi - Ảnh: H.A.

Người dân chiêm bái, dâng lễ tại đền Chợ Củi - Ảnh: H.A.

Chấm dứt việc chiếm hữu khu nội tự đền Chợ Củi

Ông Bùi Việt Hùng - phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân - cho biết trước năm 2013, đền Chợ Củi hoạt động theo tín ngưỡng tự phát của người dân, do UBND xã Xuân Hồng và một số hộ dân xung quanh khu vực đền tự quản lý. 

Đến năm 2014, sau khi UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề án quản lý và tổ chức các hoạt động tại di tích đền Chợ Củi, UBND huyện Nghi Xuân đã thành lập lại Ban quản lý di tích đền Chợ Củi trực thuộc UBND huyện, là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng.

Thực hiện đề án này do UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với một số ngành chức năng tổ chức cuộc họp và đi đến thống nhất giao khoán cho gia đình thủ nhang là ông Nguyễn Sỹ Quý thu tiền công đức, sau đó nộp lại cho ban quản lý là 3 tỉ đồng vào năm 2015; từ năm 2016 đến nay mức giao nộp giảm xuống còn 2,5 tỉ đồng/năm.

Sau khi được giao khoán, gia đình thủ nhang toàn quyền quản lý tất cả tiền công đức hằng năm do người dân cúng tiến cho đền mà không có bất cứ sự tham gia giám sát, quản lý nào của ban quản lý di tích cũng như chính quyền địa phương. 

Từ đó dẫn đến sổ sách do gia đình thủ nhang lập không phản ánh đúng thực tế số tiền công đức thu và nộp cho ban quản lý. Các khoản chi từ số tiền công đức này cũng do gia đình thủ nhang tự quyết định mà không thông qua ban quản lý cũng như chính quyền.

Từ hàng loạt bất cập kể trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với sở, ngành liên quan xây dựng, ban hành quy chế phù hợp, hiệu quả, chấm dứt việc khoán công tác quản lý tiền công đức tại đền Chợ Củi cho gia đình thủ nhang, thực hiện kiểm kê tiền công đức chặt chẽ.

Yêu cầu gia đình thủ nhang chấm dứt việc chiếm hữu, quản lý khu vực nội tự của đền, bàn giao cho ban quản lý. Số tiền hơn 1,7 tỉ đồng gia đình thủ nhang còn thiếu phải nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra tỉnh.

Sạt lở bờ sông Minh, uy hiếp Đền Cả ở Hà Tĩnh

Trải qua nhiều lần sạt lở, đến nay bờ sông Minh đã ăn sâu vào khu vực diện tích Đền Cả, ảnh hưởng đến một số hạng mục công trình thuộc di tích lịch sử - văn hóa của ngôi đền thiêng này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar