12/08/2019 16:46 GMT+7

Đêm nay ngắm mưa sao băng Perseid cực đại

MINH HẢI (THEO SPACE)
MINH HẢI (THEO SPACE)

TTO - Các chuyên gia khí tượng của NASA dự báo trong hai đêm 12 và 13-8, hàng trăm thiên thạch nhỏ sẽ vụt qua bầu trời tạo thành cơn mưa sao băng Perseid lớn nhất trong năm.

Đêm nay ngắm mưa sao băng Perseid cực đại - Ảnh 1.

Quan sát mưa sao băng hàng năm là điều hấp dẫn đối với những người yêu thiên văn - Ảnh: Daily Express

Mưa sao băng Perseid chính là các thiên thạch nhỏ của sao chổi Comet Swift-T Ink. Phần "đuôi" bụi và cát của sao chổi trải rộng trên 26 km. Lần đi qua Trái đất gần nhất là năm 1992 khi thực hiện quỹ đạo quanh mặt trời và lần tiếp theo sẽ là vào năm 2126.

Trái đất đi qua "vệt đuôi" của Sao Chổi 109P/Swift-Tuttle từ ngày 17-7 đến 24-8 nên chúng ta đều có thể quan sát mưa sao băng vào bất kỳ ngày nào trong khoảng thời gian này nhưng cực đại nhất là đêm ngày 12 và 13-8.

Một điều đặc biệt khác đối với những ai thích ngắm sao băng là dịp này cũng có thể quan sát sao Hỏa (nhìn thấy được đến khoảng 4h sáng) và sao thổ (đến 2h sáng), sao Kim (đến 21h30) và sao Mộc (đến 23h).

Theo chuyên gia khí tượng thủy văn Bill Cooke của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), người dân ở khắp Bắc bán cầu đều có thể quan sát trận mưa sao băng này. Mỗi giờ sẽ có khoảng 10-15 vệt sáng vụt qua bầu trời, cao điểm có thế lên tới hàng trăm vệt. Do trận mưa năm nay diễn ra khá gần với ngày trăng tròn nên có thể khó quan sát hơn một chút.

Để quan sát tốt nhất mưa sao băng Perseid, nên chọn nơi có địa thế cao ráo, không có ánh sáng đèn điện và ngả người ra để quan sát càng lâu càng tốt bầu trời ngay trên đầu. Người dân sống ở các vĩ độ phía nam có thể nhìn về phía đông bắc để thấy nhiều sao băng hơn.

Theo anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam thì Perseid cùng Geminids là hai trận mưa sao băng ấn tượng và đáng mong đợi nhất trong năm. Tỉ lệ các ngôi sao băng Perseid có thể nhìn thấy sẽ tăng dần từ khoảng 22h trở đi, nên càng về khuya thì càng dễ quan sát hơn. 

Thời điểm tốt nhất để quan sát trận mưa sao băng này tại Việt Nam là từ 2h đến sáng, khi trăng gần lặn còn chòm sao Perseus (Anh Tiên) cũng đã lên cao.

Mưa sao băng nhân tạo - giấc mơ 'không tưởng' sắp thành hiện thực

TTO - Một công ty khởi nghiệp của Nhật Bản tên Astro Live Experiences (ALE) đang từng bước hoàn thiện dự án 'không tưởng': làm mưa sao băng nhân tạo.

MINH HẢI (THEO SPACE)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar