01/12/2022 17:11 GMT+7

Đề xuất nới trần tín dụng, bổ sung 100.000 tỉ đồng giai đoạn 'nước rút'

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa có đề xuất nới trần tín dụng thêm 1% để bổ sung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12-2022. Đây là giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất?

Đề xuất nới trần tín dụng, bổ sung 100.000 tỉ đồng giai đoạn nước rút - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản thời gian qua rơi vào cảnh ảm đạm "chợ chiều" khi cả doanh nghiệp lẫn người mua gặp nhiều khó khăn, trong đó có "khát" tín dụng - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 1-12, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho biết hiệp hội vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước, đề xuất nới 1% room tín dụng.

Theo ông Châu, thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu, âm dòng tiền. 

Do đó, nếu không khẩn trương có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả theo Luật kinh doanh bất động sản - "Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng", thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái, khủng hoảng...

Theo ông Châu, các giải pháp xử lý không phải để "giải cứu" thị trường, doanh nghiệp bất động sản, mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý. 

"Doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất", ông Châu nói.

Trong văn bản đề xuất, HoREA cho rằng giải pháp có tác động lan tỏa nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là giải pháp tăng nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế, cho sản xuất kinh doanh, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà từ nay đến Tết Quý Mão. 

HoREA cho rằng chỉ số CPI chỉ tăng 3,02% trong 11 tháng qua, khả năng cả năm 2022 CPI tăng dưới 4% như mục tiêu đề ra, thu ngân sách nhà nước đạt 116% kế hoạch cả năm cho thấy nền kinh tế nước ta có sức chống chịu khá vững chắc và đang trong quá trình phục hồi, tăng trưởng trở lại.

Do vậy, HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ xem xét nới trần (room) tín dụng thêm 1% (nâng tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 lên 15%) để có thêm nguồn vốn tín dụng hơn 100.000 tỉ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm.

HoREA đề nghị các tiêu chí để các doanh nghiệp bất động sản, người mua nhà và nhà đầu tư có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng là các dự án có đầy đủ pháp lý, có tính khả thi hoặc đang xây dựng dở dang, nhất là các dự án sắp hoàn thành xây dựng, các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở giá vừa túi tiền của các doanh nghiệp có uy tín thương hiệu, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế…

"Nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay", ông Châu nói.

Trước đó, trong văn bản gửi Chính phủ, TP.HCM cũng kiến nghị nới trần tín dụng. Tại buổi làm việc với UBND TP.HCM mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho hay tăng trưởng tín dụng của hệ thống là 12% so với mục tiêu 14%, nên hiện một số ngân hàng vẫn còn dư địa cho vay.

Tuy vậy, ông Hà thông tin Ngân hàng Nhà nước vẫn xem xét, cân nhắc phương án điều chỉnh tiếp hạn mức tín dụng cho tháng còn lại của năm để đảm bảo cung ứng thêm vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô.

Theo ông Hà, việc nới hạn mức tín dụng sẽ có trọng tâm, trọng điểm theo hướng các ngân hàng khỏe mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống có thể phân bổ ở mức độ cao hơn.

Chủ tịch HoREA: Đến lúc doanh nghiệp bất động sản cầu thị, giảm giá thật

TTO - Thị trường bất động sản gần như “đóng băng” khi số lượng căn hộ mở bán, lượng giao dịch tụt dốc và giá bán hạ nhiệt. Tuy nhiên, nhiều phân khúc giá vẫn còn neo cao, với mức vượt quá tầm tay của người có nhu cầu ở thực.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Từng là điểm hẹn không thể thiếu của hàng nghìn gia đình suốt nhiều thập kỷ từ 1974, triển lãm Giảng Võ không chỉ lưu giữ tuổi thơ và thanh xuân của bao thế hệ mà còn là biểu tượng sống động của một Hà Nội năng động, hội nhập.

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Ra mắt tổ hợp bất động sản cao cấp bên bờ biển Đà Nẵng

Sun Property (thành viên Sun Group) chính thức ra mắt Sun Costa Residence - “siêu phẩm” đầu tiên trong bộ sưu tập bất động sản cao cấp phiên bản giới hạn mới tại Đà Nẵng.

Ra mắt tổ hợp bất động sản cao cấp bên bờ biển Đà Nẵng

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến ngày 7-5-2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Đà Nẵng - từ đô thị du lịch đến ‘miền đất hứa’ để an cư

Du lịch là mũi nhọn nhưng định hướng mới trở thành trung tâm kinh tế - tài chính - công nghệ cao tạo động lực để Đà Nẵng thu hút dân cư, kéo theo sự phát triển phân khúc bất động sản nhà ở.

Đà Nẵng - từ đô thị du lịch đến ‘miền đất hứa’ để an cư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar