23/10/2024 19:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đề xuất mới mua, đưa cổ vật, bảo vật quốc gia từ nước ngoài về Việt Nam

Dự Luật Di sản văn hóa sửa đổi đề xuất lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa và dùng quỹ mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia... từ nước ngoài về Việt Nam.

Đề xuất mới mua, đưa cổ vật, bảo vật quốc gia từ nước ngoài về Việt Nam - Ảnh 1.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 23-10, Quốc hội tiến hành thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Nhất trí lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay một số ý kiến nhất trí thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa nhằm hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.

Đồng thời, đề nghị cần xác định rõ cơ chế đặc thù cho việc quản lý tài chính của quỹ. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị cân nhắc không thành lập quỹ này.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay dự luật quy định quỹ này để hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động thực sự cần thiết, có tính đặc thù trong bảo tồn di sản văn hóa nhưng ngân sách nhà nước chưa thể đáp ứng được.

Như bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, tư liệu quý hiếm về di sản văn hóa phi vật thể có nguồn gốc Việt Nam từ nước ngoài về nước...

Nguồn tài chính của quỹ được hình thành trên cơ sở viện trợ, tài trợ, hỗ trợ, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài và các nguồn tài chính hợp pháp khác; ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động của quỹ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất quy định quỹ tại dự luật và đã chỉ đạo nghiên cứu kỹ về sự cần thiết, cơ sở pháp lý và thực tiễn; rà soát, chỉnh lý, hoàn thiện theo hướng quỹ chỉ hỗ trợ kinh phí cho một số hoạt động trọng tâm, trọng điểm.

Đồng thời bổ sung quy định chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế về yêu cầu, khả năng huy động nguồn lực, tính hiệu quả, khả thi để thành lập quỹ ở địa phương.

Đại biểu Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa là rất cần thiết. 

Quỹ sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị di sản văn hóa, vốn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Để quỹ hoạt động hiệu quả, ông cho rằng cần có các cơ chế, chính sách đặc thù như miễn giảm thuế, phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp cho quỹ, nhằm thu hút nguồn lực xã hội hóa cho hoạt động của quỹ...

Ông đề xuất mở rộng thẩm quyền thành lập quỹ cho các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, nhằm tạo nguồn lực đa dạng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Đề xuất lập tổ chức chuyên trách nghiên cứu các cổ vật bị đánh cắp, xuất khẩu trái phép

Nêu ý kiến, đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) đề nghị cần bổ sung các điều luật quy định về việc tham gia các công ước quốc tế về di sản văn hóa, trong đó có các công ước, hiến chương khuyến nghị về thu hồi các cổ vật bị tước đoạt, đánh cắp, xuất khẩu trái phép.

Việc này làm cơ sở để thành lập một tổ chức chuyên trách về nghiên cứu, tìm hiểu, lập hồ sơ các cổ vật của nước ta bị đánh cắp trong các thời kỳ trước đây, hiện nay bị xuất khẩu trái phép ra nước ngoài, đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân.

Từ đó chủ động đấu tranh thu hồi các cổ vật, tránh thụ động như thời gian vừa qua.

Đề xuất mới mua, đưa cổ vật, bảo vật quốc gia từ nước ngoài về Việt Nam - Ảnh 3.

Đại biểu Đào Chí Nghĩa - Ảnh: GIA HÂN

Còn đại biểu Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) nói dự luật quy định trường hợp phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc Việt Nam ở nước ngoài có xuất xứ trên địa bàn, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức nhận diện, lập danh mục và xác định giá trị.

Huy động nguồn lực theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thực hiện phương án thu hồi, việc mua và đưa về nước. Ông cho rằng quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, khó thực hiện.

Vì hiện nay, nhiều địa phương chưa có đủ điều kiện nguồn lực về tài chính, chuyên môn cũng như kinh nghiệm để thực hiện, xác định giá trị thu hồi, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc nước ngoài về nước.

Ông đề nghị nghiên cứu quy định theo hướng điều chỉnh trường hợp phát hiện các bộ, cơ quan trong phạm vi, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh thực hiện thu hồi, mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về nước.

Thông tin mới nhất về đề xuất lập thanh tra di sản văn hóa

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị Chính phủ có ý kiến chính thức về việc sẽ quy định thanh tra di sản văn hóa ở dự Luật Di sản văn hóa sửa đổi hay sửa nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar