15/04/2024 16:40 GMT+7

Đề xuất mở rộng tương trợ tư pháp trong phong tỏa tài khoản, kê biên, tịch thu tài sản

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng - Ảnh: GIA HÂN

Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng - Ảnh: GIA HÂN

Chiều 15-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tại phiên họp, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Quang Dũng đã trình bày tờ trình đề nghị xây dựng Luật Tương trợ tư pháp về hình sự. Viện đề nghị xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Đề nghị tách thành 4 luật

Đại diện viện nêu rõ Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 đang điều chỉnh cả 4 lĩnh vực, một số điều luật thuộc phần quy định chung khi áp dụng cho hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

Cụ thể gồm tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Điều này dẫn đến trong thực tiễn thực hiện còn có những bất cập, hạn chế bởi những lĩnh vực này mang tính chuyên ngành cao, có sự khác nhau lớn về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, mục đích, tính chất và nguyên tắc hợp tác…

Tờ trình của viện nêu rõ thời điểm ban hành luật năm 2007, nên việc xây dựng các luật riêng điều chỉnh cho từng lĩnh vực chưa thực sự cấp bách.

Trong khi tại thời điểm hiện nay, tình hình tội phạm có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng, tạo nên xu hướng rõ nét và thường xuyên đòi hỏi hợp tác quốc tế tư pháp hình sự.

Từ thực tế trên, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ báo cáo rà soát và đề nghị tách luật. Phó thủ tướng Trần Lưu Quang sau đó đã có ý kiến đồng ý với đề xuất này.

Theo đó, tách luật thành 4 luật riêng gồm Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, Luật Dẫn độ và Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.

Đề xuất mở rộng tương trợ tư pháp

Liên quan đến phạm vi điều chỉnh, cơ quan soạn thảo đề xuất mở rộng phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự theo hướng bổ sung những nội dung mới tương trợ.

Như cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu được có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu; tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ.

Đặc biệt, dự luật dự kiến mở rộng tương trợ tư pháp trong việc phong tỏa tài khoản, kê biên, thu giữ, tịch thu và xử lý tài sản do phạm tội mà có và công cụ, phương tiện phạm tội.

Theo cơ quan soạn thảo, phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự quy định tại luật hiện hành còn hạn chế, chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam trong cùng lĩnh vực; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Đáng chú ý, luật chưa có các quy định về những nội dung nêu trên, trong khi đây là những hoạt động tương trợ tư pháp đã quy định trong các điều ước quốc tế song phương, đa phương trong lĩnh vực tư pháp về hình sự mà Việt Nam ký kết, tham gia, phát sinh thực tiễn.

Ngoài ra, dự luật dự kiến quy định xử lý trường hợp nước ngoài đề nghị Nhà nước Việt Nam đưa ra cam kết không áp dụng hình phạt tử hình hoặc áp dụng nhưng không thi hành đối với yêu cầu tương trợ của Việt Nam liên quan đến tội phạm có khung hình phạt tử hình…

Thực tế hiện nay, một số yêu cầu tương trợ tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng trong nước gửi đi nước ngoài, hoặc yêu cầu chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài gửi đến Việt Nam liên quan đến tội phạm có thể áp dụng hình phạt tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Trong trường hợp này, các nước không áp dụng hình phạt tử hình thường yêu cầu Việt Nam phải đưa ra cam kết không áp dụng án tử hình, hoặc áp dụng nhưng không thi hành án tử hình là điều kiện để thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp.

Đây là vấn đề phức tạp nhưng khá phổ biến trong thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, cũng như việc đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Tuy nhiên, luật chưa có quy định nào đề cập đến vấn đề này.

Do chưa có quy định cụ thể, thống nhất về trình tự, thủ tục thực hiện cam kết không áp dụng án tử hình trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, nên các yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam gửi ra nước ngoài có liên quan đến yêu cầu cam kết thường gặp khó khăn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự kiến phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kéo dài trong 4 ngày, cho ý kiến, xem xét nhiều nội dung.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản - chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an - đã thông tin một số nội dung liên quan sử dụng giấy tờ được cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh thành và công tác xử lý hàng giả, hàng nhái của lực lượng công an.

Bộ Công an: Giấy tờ cấp trước thời điểm sáp nhập tỉnh còn thời hạn, nguyên vẹn được tiếp tục dùng

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

Ông Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng, sau một tuần triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Phó bí thư Nguyễn Phước Lộc khảo sát phường Hòa Hưng sau một tuần vận hành

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Phó chủ tịch nước yêu cầu An Giang lập kế hoạch đào tạo 20 năm tới, nếu không muốn có lao động phổ thông thu nhập thấp như hiện nay.

Tỉnh An Giang phải đào tạo nguồn nhân lực 20 năm tới cho kỷ nguyên mới

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2

Quyết định phê duyệt dừng sử dụng vốn ODA là một bước quan trọng trong hành trình giải quyết các thủ tục, để chuyển sang thực hiện dự án metro số 2 bằng vốn ngân sách.

Dừng sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Tái thiết Đức cho metro số 2
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar