06/03/2023 15:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đề xuất không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50%

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần. Trong đó, có nội dung không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50% tổng thời gian đóng quỹ hưu trí và tử tuất.

Đề xuất không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50% - Ảnh 1.

Nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần có thể mất quyền lợi cơ bản như lương hưu, bảo hiểm y tế khi về già - Ảnh: GIA ĐOÀN

Tại dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất tháng 3-2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng cần khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu thay vì nhận một lần. 

Hai hướng điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần

Ban soạn thảo đang lấy ý kiến rộng rãi hai phương án hưởng, rút bảo hiểm xã hội một lần

Phương án thứ nhất là giữ nguyên quy định người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 20 năm, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện thì được rút bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, những người này sẽ mất quyền lợi về lâu dài là lương hưu do có thể không tích lũy đủ 20 năm để hưởng hưu trí.

Phương án hai là điều kiện tương tự như phương án một nhưng đề xuất bổ sung mức nhận tối đa của người lao động khi rút bảo hiểm xã hội một lần là 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. 

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại sẽ được bảo lưu để người lao động hưởng khi đủ tuổi nghỉ hưu. Việc này giúp người lao động có một khoản chi tiêu khi hết độ tuổi lao động, tránh tạo gánh nặng lên hệ thống an sinh xã hội.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hết năm 2022, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 17,5 triệu người (trên 38% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động). 

Giai đoạn 2016 - 2021, cả nước có hơn 4 triệu người đề nghị và hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tính ra, trung bình 700.000 người rút bảo hiểm một lần/năm. Số lượng năm sau cao hơn năm trước bình quân khoảng 11,6%.

Chuyên gia: chỉ nên cho phép người lao động rút phần bản thân đóng

Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014, dựa vào mức tiền lương hằng tháng, người lao động phải đóng 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất trong khi doanh nghiệp phải đóng góp 14% vào quỹ này. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội - nhận định nếu rút bảo hiểm xã hội một lần, ban soạn thảo có thể nghiên cứu việc người lao động được rút 8% mà bản thân đóng. 

Còn phần doanh nghiệp đóng (14%) sẽ được bảo lưu khi nào đến tuổi nghỉ hưu mới được rút. “Bởi phần này là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, của Nhà nước đảm bảo an sinh về già cho người lao động", bà Hương nêu.

Theo bà Hương, tiền lệ quốc tế cũng không cho người lao động rút bảo hiểm xã hội khi chưa đến hai cột mốc là tuổi nghỉ hưu và đủ số năm đóng để hưởng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần minh bạch, công khai chính sách bảo hiểm xã hội để giữ chân người sử dụng lao động ở lại hệ thống bảo hiểm xã hội.

Trung Quốc, Nhật Bản, Đức không cho rút bảo hiểm xã hội một lần

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam, việc nhận bảo hiểm một lần khiến người lao động tiêu hết tiền trong thời gian ngắn hoặc không tính toán được cần chi tiêu bao nhiêu tiền mỗi tháng.

Dẫn khảo sát của Quỹ Bảo trợ người lao động của Malaysia (EPF), ILO cho biết hơn 70% số người rút tiền sớm đã tiêu sạch số tiền nhận một lần từ EPF trong vòng 3 năm. Những người này sau đó phải sống nhờ tiền trợ cấp của chính phủ dành cho người nghèo.

Bên cạnh đó, một báo cáo của Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) và ILO cho hay có nhiều quốc gia không cho phép hưởng bảo hiểm xã hội một lần như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Brazil, Canada, Argentina, Pháp, Nga và Đức.

Do vậy, ILO khuyến nghị cơ quan chuyên môn cần bổ sung các quyền lợi hỗ trợ trẻ em, chế độ ngắn hạn để người lao động tự nguyện ở lại hệ thống bảo hiểm xã hội.

Chẳng hạn, một khoản trợ cấp cho trẻ em để giảm áp lực nuôi cho cha mẹ, nhất là phụ nữ nuôi con nhỏ giúp người lao động không tính đến số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Qua đó, hệ thống an sinh xã hội vững chắc hơn.

Đề xuất trình Chính phủ giảm năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu

Dự thảo tờ trình Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi hướng tới giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm để nhiều người lao động được hưởng lương hưu hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hai người chết, xe tải bốc cháy sau tai nạn trên quốc lộ 1

Một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên quốc lộ 1, đoạn qua ấp Đông Hưng, xã Hưng Mỹ (tỉnh Cà Mau) làm hai người chết tại chỗ, hai xe bốc cháy.

Hai người chết, xe tải bốc cháy sau tai nạn trên quốc lộ 1

Chủ tịch TP.HCM khen thưởng Sở Xây dựng về miễn giấy phép cho 112 dự án

10 tập thể, cá nhân Sở Xây dựng TP.HCM nhận bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM về tham mưu công bố 112 dự án miễn giấy phép xây dựng.

Chủ tịch TP.HCM khen thưởng Sở Xây dựng về miễn giấy phép cho 112 dự án

Gia Lai thúc đẩy sớm khởi công đường băng số 2 sân bay Phù Cát, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai mới nói sẽ sớm khởi công các dự án, công trình trọng điểm.

Gia Lai thúc đẩy sớm khởi công đường băng số 2 sân bay Phù Cát, cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Cuộc gọi cuối cùng của nạn nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập

'Chị Hai gọi điện kêu cứu nhà chị cháy rồi Út ơi...', chị Đỗ Trần Nguyệt Ánh thuật lại lời chị ruột gọi điện cầu cứu khi xảy ra cháy tại cư xá Độc Lập.

Cuộc gọi cuối cùng của nạn nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Một số điểm mới, thay đổi nổi bật trong thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai từ ngày 1-7-2025.

Thủ tục cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai có thay đổi cần lưu ý nào từ 1-7?

Công an TP.HCM điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập

Cổng thông tin điện tử Công an TP.HCM đã thông tin về vụ cháy xảy ra tại cư xá Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa, TP.HCM vào đêm 6-7.

Công an TP.HCM điều tra nguyên nhân vụ cháy tại cư xá Độc Lập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar