03/04/2024 14:35 GMT+7

Đề xuất chồng được nghỉ tối thiểu 10 ngày khi vợ sinh thường, gấp đôi khi sinh đôi, sinh mổ

Đại biểu Quốc hội kiến nghị chồng được nghỉ tối thiểu 10 ngày khi vợ sinh thường và có thể gấp đôi khi sinh đôi trở lên hoặc sinh mổ.

Đại biểu Tô Ái Vang - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Tô Ái Vang - Ảnh: GIA HÂN

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại hội nghị lần thứ 5 vừa qua về dự Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đề xuất tăng để tạo điều kiện cho chồng hỗ trợ vợ chăm con nhỏ

Theo dự luật, lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản với thời gian 5 ngày làm việc với trường hợp người vợ sinh thường, 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Trường hợp vợ sinh đôi, được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh 3 trở lên cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi phải phẫu thuật được nghỉ 14 ngày làm việc; từ sinh 3 trở lên phải phẫu thuật, cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 60 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Theo ông Cường, có ý kiến đại biểu đề nghị tăng số ngày nghỉ với lao động nam lên tối thiểu 10 ngày đối với trường hợp thông thường và cao hơn gấp đôi đối với những trường hợp sinh đôi trở lên hoặc sinh con phải phẫu thuật.

Việc này để bảo đảm tính trách nhiệm cũng như tạo điều kiện cho người chồng hỗ trợ người vợ trong quá trình chăm con nhỏ.

Đồng thời điều chỉnh quy định về khoảng thời gian người chồng được nghỉ hưởng chế độ thai sản từ trong khoảng thời gian 60 ngày lên trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày vợ sinh con.

Trước đó, nêu ý kiến góp ý về dự thảo luật tại hội nghị đại biểu chuyên trách lần thứ 5, đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đã kiến nghị về chế độ thai sản với lao động nam.

Bà Vang kiến nghị nghiên cứu tăng số lần nghỉ lên tối thiểu 10 ngày đối với trường hợp người vợ sinh thông thường và cao hơn có thể gấp đôi đối với những trường hợp sinh đôi trở lên, hoặc sinh con phải phẫu thuật, để tạo điều kiện cho người cha hỗ trợ người mẹ trong quá trình chăm con nhỏ.

Đồng thời, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người cha cần tăng lên trong vòng 6 tháng, kể từ ngày vợ sinh con để có thể hỗ trợ cho người mẹ chăm con sau khi hết thời gian nghỉ thai sản của người mẹ.

Bà Vang nêu rõ thực tế hiện nay tại khắp các khu công nghiệp, khu chế xuất, đa số các cặp vợ chồng trẻ sống xa gia đình, không có sự hỗ trợ của người thân khi sinh con nên rất cần có sự hỗ trợ của người chồng.

Đề xuất người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi vẫn được hưởng chế độ thai sản

Bên cạnh đó, theo ông Cường, có ý kiến đề nghị chỉnh lý quy định theo hướng người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi không nghỉ việc thì vẫn được hưởng chế độ thai sản giống như những trường hợp sinh con thông thường và cũng để bảo đảm phù hợp với quy định.

Trước đó đại biểu Tô Ái Vang cũng góp ý trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi không nghỉ việc vẫn được hưởng chế độ thai sản giống như những trường hợp sinh con thông thường.

Bởi bản chất của chế độ thai sản là bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi phải chăm con và được chi trả trên nguyên tắc đóng hưởng.

Bà nói nếu người lao động đã đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội theo quy định thì phải được hưởng công bằng như các trường hợp khác.

Bà Vang cũng đề nghị tăng thêm thời gian nghỉ chăm sóc con ốm đau với những trường hợp con dưới 16 tuổi, hoặc quy định người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại dự luật.

Bà nêu Luật Trẻ em quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi và trên thực tế khi con ốm thường bố mẹ vẫn phải nghỉ để chăm sóc, thậm chí có nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh nan y, mãn tính hoặc nằm viện cha mẹ cũng phải nghỉ việc để chăm con.

Đề xuất nghỉ chăm cha mẹ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội: Nguyện vọng chính đáng

Công đoàn Dệt may Việt Nam đề xuất người lao động nghỉ chăm cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng từ 70 tuổi trở lên ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bao chiếm, lấn chiếm đất ở Phú Quốc phức tạp, vì sao?

UBND đặc khu Phú Quốc yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt ngay hành vi dựng lều trại, tập kết hàng hóa vi phạm trật tự đô thị, tập kết trên đất Nhà nước quản lý.

Bao chiếm, lấn chiếm đất ở Phú Quốc phức tạp, vì sao?

Không thuộc diện nghị định 178 và 67, công chức thôi việc sẽ hưởng trợ cấp ra sao?

Không thuộc diện nghị định 178, nghị định 67, công chức dôi dư do sáp nhập sẽ được hưởng chính sách riêng áp dụng cho người tự nguyện hoặc buộc thôi việc.

Không thuộc diện nghị định 178 và 67, công chức thôi việc sẽ hưởng trợ cấp ra sao?

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Xe máy lấn làn trên đường Phạm Văn Đồng: Sẽ tăng phạt nguội từ hình ảnh của người dân, báo chí

Dù đường Phạm Văn Đồng (TP.HCM) có biển báo phân làn rõ ràng và dải phân cách chia làn, nhiều người đi xe máy vẫn chạy vào làn ô tô, đặc biệt vào giờ cao điểm.

Xe máy lấn làn trên đường Phạm Văn Đồng: Sẽ tăng phạt nguội từ hình ảnh của người dân, báo chí

Cầu phao và phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu vẫn chưa thể hoạt động

Đến sáng nay 12-7, Binh chủng Công binh vẫn chưa thể vận hành cầu phao và phà quân sự tại khu vực cầu Phong Châu, Phú Thọ, do lưu tốc dòng chảy lớn và rác từ thượng nguồn về nhiều.

Cầu phao và phà quân sự qua khu vực cầu Phong Châu vẫn chưa thể hoạt động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar