31/05/2020 09:56 GMT+7

Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Chuyện ban quản lý công viên Thống Nhất (Hà Nội) tô màu lòe loẹt cho những bức tượng trắng có hơn 60 năm tuổi ở đây không phải lần đầu xảy ra đối với các tác phẩm nghệ thuật công cộng.

Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 1.

Tượng ở công viên Thống Nhất (Hà Nội) được tô màu xanh đỏ khiến dư luận phản ứng - Ảnh: THU HƯƠNG

Nhiều người cứ nghĩ hội đồng chuyên môn là cái gì đó to tát, tốn kém lắm, nhưng thực tế thì không phải vậy. Chỉ cần trước khi thực hiện, họ nhấc máy gọi điện thoại để chúng tôi tư vấn thì có thể mọi chuyện đã khác. Thế nhưng, hiếm khi một cuộc điện thoại như thế xảy ra...

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn

Nhưng nó lại là lời nhắc nhở nghiêm túc về chuyện tham vấn các ý kiến chuyên gia về những điều thuộc về mỹ quan cộng đồng.

Cần nói cho ngay rằng, dù 17 bức tượng trên đã được ban quản lý trả lại màu trắng vốn có, không điều gì có thể đảm bảo những trường hợp tương tự ngưng xảy ra ở bất cứ không gian chung nào.

Cách đây hai năm, loạt tượng khỏa thân ở khu du lịch Hòn Dáu (Hải Phòng) đã khiến dư luận bức xúc trong thời gian dài. Ban quản lý nghĩ đến chuyện "chữa cháy" bằng cách... mặc quần cho tượng để bớt phản cảm nhưng lại càng làm công chúng cười cợt, càng dập càng ra lửa là vậy.

Hay ngược lại xa hơn, vào năm 2017, những cột điện thình lình "nở hoa" ở quận 11 (TP.HCM) cũng khiến người dân và giới nghệ sĩ ngán ngẩm, bởi chính quyền địa phương vô tư đến mức không hiểu được sự sáng sủa cần thiết của một công trình giao thông.

Những câu chuyện này đều có nguyên nhân chung là người làm công tác quản lý đều không phân biệt rõ đâu là làm đẹp mỹ quan và đâu là ngược lại.

Thế nhưng, không nhất thiết nhà quản lý nào cũng cần phải có óc thẩm mỹ tựa các nghệ sĩ để điều phối không gian công cộng. Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, khi chạm đến những vấn đề hoặc mang tính lịch sử hoặc mang yếu tố văn hóa (cả hai đều thuộc yếu tố xã hội, công cộng), các nhà quản lý nên tham khảo ý kiến của hội đồng chuyên môn.

Trong trường hợp các bức tượng ở công viên Thống Nhất, không nhất thiết thay đổi những bức tượng đã gắn liền với kỷ niệm của người dân.

Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cũng nhắc lại công trình quả địa cầu khổng lồ với bản đồ Việt Nam được sơn đỏ chót và một con chim bồ câu trắng đậu bên trên được đặt ở đền Ngọc Sơn nhân đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010.

Sau khi Hội Mỹ thuật Việt Nam góp ý trong nhiều năm ròng rã, công trình thiếu thẩm mỹ này mới bị thành phố dỡ bỏ. Không chỉ số nào có thể cân đếm hệ quả của những công trình như vậy đối với nhận thức thẩm mỹ của người dân, cũng chẳng ai thiệt hại ngay tức thì khi vô tình ngắm chúng, duy chỉ có con đường đến "cái đẹp" là gian truân và gập ghềnh hơn bởi những thứ không đáng có.

Cũng phải nhận thức rằng mỹ quan thành phố cần được phân chia thành nhiều cấp độ đi kèm. Với một dự án quy mô lớn, thành lập hội đồng chuyên môn nghệ thuật từ vài chục đến cả trăm người ở các lĩnh vực hội họa, kiến trúc, cây cảnh... để đồng bộ không gian là chuyện tất yếu.

Nhưng với các công trình nhỏ, tu sửa định kỳ như 17 bức tượng ở công viên Thống Nhất, cơ quan quản lý có thể ứng xử linh động, tìm đến các hội nghề nghiệp để nghe ý kiến. Thực tế cho thấy công chúng luôn có ý thức và sự gắn bó sâu sắc về cảnh quan xung quanh, một chuyển dịch nhỏ nếu không hợp lý cũng có thể khiến họ thấy nơi sinh sống bị xâm hại.

Vậy nên, sẽ thật trớ trêu khi các hội nghề nghiệp thì nhiều nhưng những chuyện mặc quần hay tô màu cho tượng cứ nối nhau xảy ra, để rồi đằng sau mỗi sự vụ như vậy công chúng lại hỏi "Giới chuyên môn ở đâu?". Giới chuyên môn vẫn ở đó, chỉ là không ai hỏi đến mà thôi.

Chùm ảnh các bức tượng ở công viên Thống Nhất (Hà Nội) khi bị tô màu và khi tượng được sơn lại màu trắng - Ảnh: THU HƯƠNG

Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 3.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 4.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 5.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 6.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 7.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 8.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 9.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 10.
Để việc mặc quần và tô màu cho tượng không tái diễn - Ảnh 11.
Tượng 12 con giáp mình người ở Hòn Dáu có phản cảm?

TTO - Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh tượng 12 con giáp đặt tại khu du lịch quốc tế Hòn Dấu (còn gọi là Hòn Dáu - Đồ Sơn, TP Hải Phòng) với nhiều ý kiến cho rằng những bức tượng này là phản cảm.

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar