28/04/2025 09:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Để trường phổ thông tự chủ tuyển sinh

Cả nước hiện có nhiều trường phổ thông được tự chủ tuyển sinh, chủ yếu là các trường tư thục và công lập tự chủ tài chính.

tự chủ tuyển sinh - Ảnh 1.

Thầy và trò Trường tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm, TP.HCM trong một đợt tham quan, thực tế, học tập tại Đà Lạt. Việc tự chủ tuyển sinh đã giúp nâng cao chất lượng dạy học cũng như các hoạt động khác của nhà trường - Ảnh: H.TR.

Việc các trường phổ thông được tự chủ tuyển sinh là một xu hướng tất yếu trong quá trình đổi mới giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng nhu cầu tất yếu từ người dân khi xã hội phát triển.

Thách thức tự chủ tuyển sinh

Tự chủ tuyển sinh là động lực để mỗi nhà trường nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm, bao gồm tự chủ về chuyên môn (cho phép trường tự chủ xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm của trường, năng lực của giáo viên và nhu cầu của học sinh); tự chủ về tài chính (giúp trường chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao đời sống giáo viên và hỗ trợ học sinh); và tự chủ về tổ chức, nhân sự (giúp trường linh hoạt hơn trong việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên).

Cốt lõi của tự chủ tuyển sinh là mỗi nhà trường cam kết sự khác biệt trong mục tiêu giáo dục, chương trình và cách thực hiện để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân. 

Nhưng thực tiễn cho thấy những năm gần đây, hầu hết các trường học được tự chủ tuyển sinh chưa thể hiện được điều đó. Các trường vẫn tập trung vào tìm kiếm học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập các môn học ở cấp dưới. Họ căn cứ vào phương thức tuyển sinh phổ dụng do cơ quan quản lý thực hiện. Họ chọn "những học sinh điểm cao nhất"...

Việc tự chủ tuyển sinh đặt ra một số thách thức như: đảm bảo tính công bằng và minh bạch; cơ quan quản lý cần có quy định rõ ràng và cơ chế giám sát chặt chẽ và phối hợp để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, hiệu quả trong quá trình tuyển sinh; các trường cần được trang bị đầy đủ năng lực về quản lý, chuyên môn và tài chính để thực hiện tốt việc tự chủ tuyển sinh.

Giải pháp

Thông tư về quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 30-12-2024 quy định "tuyển sinh trung học cơ sở được thực hiện theo phương thức xét tuyển". 

Mặc dù thông tư yêu cầu phải "bảo đảm thực hiện việc xét tuyển công bằng, khách quan, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương" (điều 4), dư luận vẫn không khỏi xôn xao, lo lắng "xét tuyển liệu có đủ tin cậy".

Chúng ta đã biết có nhiều phương thức xét tuyển: dựa vào hồ sơ học tập (không chỉ học bạ, mà còn bao gồm những sản phẩm học tập của học sinh, được lưu trữ); dựa vào tiêu chí đặc biệt (thể chất, trí tuệ cảm xúc, năng khiếu...); phỏng vấn; tham gia các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm để học sinh được thể hiện bản thân...

Phương thức xét tuyển được xây dựng dựa trên những yếu tố cốt lõi, trong đó không thể thiếu mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục và năng lực tuyển sinh (nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính) của nhà trường. Do đó, nếu nhà trường chưa thực sự đảm bảo các yếu tố cốt lõi, thì trường học đó chưa thể tự chủ tuyển sinh.

Một phương thức xét tuyển đầu cấp tốt chắc chắn phải định hướng được quá trình chuẩn bị của thí sinh, tuân theo mục tiêu giáo dục mà nhà trường đó tuyên bố, được cơ quan quản lý xác nhận. 

Do đó, nếu tình trạng "học để thi, thu thập nhiều thành tích để ứng tuyển" phổ biến như hiện nay, thì không thể có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của cá nhân học sinh hay phong trào học tập chung của xã hội.

Việc các trường tự chủ tuyển sinh giúp đào tạo ra những học sinh có năng lực phù hợp với yêu cầu của xã hội. Tự chủ tuyển sinh cũng giúp các trường chủ động hơn trong việc xây dựng thương hiệu và uy tín của mình, thu hút học sinh giỏi và giáo viên giỏi.

Khi các trường được tự chủ tuyển sinh, họ sẽ phải cạnh tranh nhau để thu hút học sinh. Điều này tạo động lực cho các trường không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất và đổi mới phương pháp giảng dạy.

Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng

Tự chủ tuyển sinh là một xu hướng tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, để hoạt động này được thực hiện hiệu quả, cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan.

Mà trước hết, mỗi nhà trường cần được cơ quan quản lý định hướng rõ ràng về mục tiêu giáo dục, đặc điểm chương trình để định hướng cho thí sinh, góp phần thúc đẩy quá trình học tập thực sự hiệu quả, có ý nghĩa.

Quy đổi điểm và tự chủ tuyển sinh

Quy đổi điểm liệu có giúp các trường đại học tuyển đúng người cho đúng ngành, hay là mang tính hành chính tập trung nhiều hơn?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar