22/06/2012 14:36 GMT+7

"Đệ nhất phu nhân" Pháp bị tố ngược

NGUYÊN PHẠM (Theo Telegraph)
NGUYÊN PHẠM (Theo Telegraph)

TTO - Bà Segolene Royal - bạn đời cũ của Tổng thống Pháp Francois Hollande - đã lên tiếng đổ lỗi cho “tình mới” Valerie Trierweiler về thất bại của bà trong cuộc bầu cử năm 2007.

Phóng to

Hai người phụ nữ trong cuộc đời Tổng thống Pháp Hollande: bà Segolene Royal (trái) và bà Valerie Trierweiler vẫn tiếp tục tranh đấu nhau - Ảnh: AFP

Hồi tuần trước, đệ nhất phu nhân Pháp Valerie Trierweiler đã khơi mào một cơn bão chính trị khi công khai ủng hộ đối thủ của bà Royal - người từng gắn bó với Tổng thống Hollande 30 năm và sinh cho ông 4 người con - trong cuộc bầu cử đại biểu quốc hội.

Nhiều nguồn tin cho hay ông Hollande đã rất tức giận và cảnh báo bà Trierweiler “không bao giờ được tái diễn” hành vi ghen tuông này nữa. Trong khi đó 4 người con của tổng thống cũng quay ra tẩy chay mẹ kế.

Trước sự phản ứng gay gắt của dư luận và gia đình, bà Trierweiler ngày 20-6 đã lên tiếng thừa nhận “mình đã mắc sai lầm”.

Riêng về phần bà Segolene Royal, bà cho biết đã bị “thương tổn” vì những “cú đòn (tâm lý) bạo lực” từ phía bà Trierweiler.

Tuy nhiên, đến ngày 21-6, nữ chính trị gia này đã đẩy cuộc chiến với “tình địch” lên một tầm cao mới khi tuyên bố bà Trierweiler đã phá hoại sự nghiệp chính trị của mình trong nhiều năm qua, ngay từ khi bắt đầu mối quan hệ với ông Hollande năm 2005. Đỉnh điểm, bà Royal cho rằng đệ nhất phu nhân nên chịu trách nhiệm cho thất bại của bà trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2007.

Trong cuộc phỏng vấn với tuần báo Le Point, bà Royal chia sẻ: “Ở thời điểm năm 2007, tôi từng nghĩ rằng mối quan hệ giữa Hollande và Trierweiler không phải là vấn đề với sự nghiệp của mình. Nhưng giờ tôi đã hiểu tại sao Hollande không giúp đỡ tôi trong cuộc bầu cử năm ấy”.

Bà Royal nói thêm bà đã ngây thơ khi tin tưởng Trierweiler mà không ngờ rằng chính người phụ nữ này đã tách ông Hollande ra khỏi chiến dịch bầu cử năm 2007. Trước đó bà Royal từng lên tiếng chỉ trích các nhân vật cấp cao trong Đảng Xã hội, đặc biệt là ông Hollande - khi đó là chủ tịch đảng, đã không ủng hộ mình và khiến bà phải chịu thua cuộc trước ông Nicolas Sarkozy.

“Là người chịu cảnh gia đình tan vỡ, tôi mới là người nên nổi giận”, bà Royal nói.

Nữ chính trị gia Đảng Xã hội đưa ra những lời chỉ trích trên ngay sau khi bà Royal tiết lộ chuyện mình phải chấp nhận là người tình suốt 30 năm của ông Hollande trong cuốn sách mới xuất bản ngày 21-6.

Trong cuốn sách mang tên Francois Hollande có một tấm hình ông Hollande và bà Royal chụp chung tại cuộc diễu hành ở Rennes, Brittany hồi đầu năm nay.

Dưới bức ảnh, bà Trierweiler viết lời bình luận: “Họ sẽ hôn nhau, nắm tay? Đây là câu hỏi thường trực mà các đồng nghiệp của tôi đã đặt ra. Vâng, người đàn ông tôi yêu từng có một phụ nữ trước đó. Bà ấy hóa ra là một ứng cử viên tổng thống. Và tôi phải chịu đựng điều đó”.

Mối quan hệ của tổng thống và người tình hiện tại bắt đầu từ năm 2005 khi bà Trierweiler - vốn là phóng viên tạp chí Paris Match - có cuộc phỏng vấn với chính trị gia đảng Xã hội Hollande. Tuy nhiên mãi đến khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2007 kết thúc hai người mới công khai chuyện tình cảm để tránh gây ảnh hưởng đến bà Royal.

Pháp cải tổ nội các

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố một cuộc cải tổ nhỏ với chính phủ vào ngày 21-6, đưa vào chính phủ bốn gương mặt mới trong bối cảnh ông đang chuẩn bị cho các cắt giảm chi tiêu có thể làm mất lòng dân.

Theo Reuters, sau khi trở về Paris từ cuộc gặp với các nhà lãnh đạo thế giới ở Mexico và Brazil, ông Hollande đã tiến hành cải tổ nội các nhưng vẫn giữ nguyên lời hứa về cân bằng giới trong chính phủ mới, với bốn gương mặt mới bao gồm hai nam, hai nữ.

Nội các của ông giờ bao gồm tổng cộng 38 bộ trưởng và bộ trưởng cấp thấp, một nửa trong đó là nữ giới.

Cả bốn gương mặt mới đều còn ít tiếng tăm trên trường chính trị và chỉ đảm nhận các chức vụ mới được tạo ra trong nội các. Ông Thierry Repentin được bổ nhiệm làm bộ trưởng cấp thấp phụ trách lao động và quan hệ lao động, hỗ trợ cho bộ trưởng lao động hiện giờ, ông Michel Sapin.

Bà Anne-Marie Escoffier trở thành bộ trưởng cấp thấp phụ trách cải cách hành chính và khu vực công, một lĩnh vực mục tiêu trong cắt giảm chi ngân sách và tái cơ cấu dự kiến diễn ra vài tháng nữa.

Ngoài ra, ghế bộ trưởng thương mại và tài chính của ông Pierre Moscovici được chia làm hai, với việc bà Nicole Bricq từ bộ môi trường sang làm bộ trưởng thương mại.

NGUYÊN PHẠM (Theo Telegraph)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar