25/04/2023 11:22 GMT+7

Đề nghị truy tố cựu giám đốc và nhiều đồng phạm ở BIDV Phú Yên

Cựu giám đốc, 2 cựu phó giám đốc và 4 cán bộ ở BIDV Phú Yên bị đề nghị truy tố do vi phạm quy định về cho vay.

Đề nghị truy tố cựu giám đốc và nhiều đồng phạm ở BIDV Phú Yên - Ảnh 1.

Trụ sở BIDV Phú Yên, nơi xảy ra vụ án "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" vào các năm 2008-2010 - Ảnh: DUY THANH

Ngày 25-4, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố các cựu lãnh đạo và cán bộ của Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Phú Yên (BIDV Phú Yên) về tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Các bị can ở BIDV Phú Yên bị đề nghị truy tố gồm: Nguyễn Công (67 tuổi, cựu giám đốc, chủ tịch hội đồng tín dụng), Nguyễn Văn Tuyến (65 tuổi, cựu phó giám đốc); Nguyễn Duy Sinh (50 tuổi, cựu phó giám đốc).

Nguyễn Phú Phong (48 tuổi, cựu trưởng phòng quan hệ khách hàng); Lê Tấn Đức (47 tuổi, cựu phó trưởng phòng quản lý rủi ro), Nguyễn Đại Hòa (44 tuổi, cựu quyền trưởng phòng quản trị tín dụng), Võ Hồng Phong (42 tuổi, cựu cán bộ phòng quan hệ khách hàng).

Ngoài ra, trong vụ án này còn có bị can Nguyễn Thành Hiếu (45 tuổi, giám đốc Công ty Hiếu Anh) cũng bị đề nghị truy tố cùng tội danh đã nêu.

BIDV Phú Yên cho vay sai quy định

Theo kết luận điều tra, trong các năm 2008 và 2009, Công ty CP Xuất nhập khẩu nông thổ sản An Bình (Công ty An Bình) do ông Hồ Minh Hậu - ủy viên hội đồng quản trị, người toàn quyền chỉ đạo các hoạt động của công ty - vay 312 tỉ đồng tại BIDV Phú Yên.

Tài sản đảm bảo Hậu dùng thế chấp để vay số tiền trên là toàn bộ hàng sắn lát của Công ty An Bình và 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Trong đó có 8 sổ đỏ của Nguyễn Thành Hiếu (giám đốc Công ty Hiếu Anh), 3 sổ của Trần Ngọc Hưng, 1 sổ của Trần Đình Hoàng. BIDV Phú Yên tự định giá 11 sổ đỏ nêu trên là hơn 87,76 tỉ đồng.

Đến ngày 3-9-2009, Hồ Minh Hậu và Công ty An Bình vẫn không thực hiện được việc sang tên 11 sổ đỏ nêu trên cho Hậu, do vậy không thể đăng ký giao dịch bảo đảm, không hoàn thành thủ tục thế chấp để đảm bảo khoản vay tại BIDV Phú Yên.

Đến tháng 12-2009, Hậu bỏ trốn. Số nợ mà Công ty An Bình nợ BIDV Phú Yên đến thời điểm đó là 62 tỉ đồng nợ gốc và gần 1,27 tỉ đồng nợ lãi.

Cơ quan điều tra xác định việc BIDV Phú Yên cho Công ty An Bình vay trong khi 11 sổ đỏ do Hồ Minh Hậu cung cấp chưa hoàn tất thủ tục sang tên, không đăng ký giao dịch đảm bảo là vi phạm pháp luật.

Sai chồng sai

Nhận thấy việc cho Công ty An Bình vay là sai quy định, không thể phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, Nguyễn Công đưa ra chủ trương để cấp dưới là Tuyến, Sinh, Phú Phong, Đức, Hòa và Hồng Phong thực hiện việc cho Hiếu, Hưng, Hoàng thế chấp 11 sổ đỏ (mà Hồ Minh Hậu từng dùng làm tài sản đảm bảo trước đó) để vay vốn tại BIDV Phú Yên, lấy một phần khoản vay này trả vào khoản nợ của Công ty An Bình.

Thực hiện theo chủ trương và chỉ đạo của Công, các bị can ở BIDV Phú Yên đã thực hiện thủ tục cho công ty của Hiếu vay 55 tỉ đồng, công ty của Hoàng vay 48 tỉ đồng và cá nhân Hưng vay 5 tỉ đồng.

BIDV Phú Yên đã thu một phần từ số tiền mà 2 công ty và 1 cá nhân nêu trên vừa được cho vay để giải quyết khoản nợ gốc 62 tỉ đồng của Công ty An Bình vào ngày 10-8-2010.

Sau đó, 2 công ty của Hiếu, Hoàng và cá nhân ông Hưng không trả nợ vay.

BIDV Phú Yên chỉ phát mãi tài sản Công ty Thanh Quang của Hoàng và thu hồi được nợ gốc, một phần nợ lãi của công ty này.

Còn khoản nợ của Công ty Hiếu Anh và ông Trần Ngọc Hưng, do quá trình cho vay, BIDV Phú Yên thực hiện không đúng quy định trong việc thẩm định phương án vay vốn và giá trị tài sản đảm bảo, nên khi phát mãi tài sản đảm bảo của hai bên vay này, ngân hàng vẫn bị thiệt hại hơn 34 tỉ đồng.

Năm 2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Yên khởi tố vụ án này. Đến năm 2020, 2021 thì khởi tố các bị can. Các ông Công, Tuyến, Phú Phong, Đức, Hồng Phong bị tạm giam hơn 4 tháng, sau đó được thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho tại ngoại nhưng cấm đi khỏi nơi cư trú để phục vụ điều tra.

Trong số 3 người được các bị can ở BIDV Phú Yên làm thủ tục cho vay để qua đó thu hồi khoản nợ của Công ty An Bình, chỉ có Nguyễn Thành Hiếu bị khởi tố, bắt tạm giam.

Cơ quan điều tra xác định Hiếu là người giúp sức cho các bị can ở BIDV Phú Yên hoàn tất thủ tục, hồ sơ vay vốn. Sau khi nhận được số tiền vay còn lại, Hiếu đã sử dụng không đúng mục đích, dẫn đến mất vốn vay, gây thiệt hại hơn 29,7 tỉ đồng.

Khởi tố vụ án vi phạm về cho vay tại BIDV Phú Yên

TTO - Ngày 11-5, cơ quan CSĐT công an Phú Yên đã khởi tố vụ án 'vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng' tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển VN (BIDV) chi nhánh tỉnh Phú Yên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bà L.T.K. được xác định có hành vi lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, vi phạm trật tự công cộng.

Xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng'

Bị tố sử dụng đất công sai mục đích, doanh nghiệp nói gì?

Một công ty nhà nước được tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) cho thuê đất để làm trụ sở bị phản ánh có hành vi cho bên thứ ba thuê lại mặt bằng để kinh doanh, sử dụng sai mục đích thuê đất, vi phạm hợp đồng và quy định pháp luật.

Bị tố sử dụng đất công sai mục đích, doanh nghiệp nói gì?

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

* Tôi là giáo viên cấp II, vợ tôi sinh con khi tôi đang nghỉ hè, vậy xin hỏi tôi có được nghỉ bù sau thời gian nghỉ hè không? - Anh Hà Xuân Nhân (Quảng Ngãi)

Giáo viên nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con vào thời gian nghỉ hè có được nghỉ bù không?

Bộ Công an: Người dân cần nhanh chóng cập nhật, tìm hiểu các quy định Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Thượng tá Triệu Mạnh Tùng khuyến cáo người dân cần chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Việc này giúp người dân nắm rõ quyền của mình và yêu cầu các bên xử lý dữ liệu tuân thủ đúng nghĩa vụ.

Bộ Công an: Người dân cần nhanh chóng cập nhật, tìm hiểu các quy định Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Nhiều bạn đọc thắc mắc việc căn cước công dân chưa cập nhật địa chỉ mới có ảnh hưởng đến công chứng, chứng thực hay các giao dịch không?

Lập vi bằng, công chứng, chứng thực giao dịch sau ngày 1-7 cần chú ý gì?

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar