25/01/2018 12:50 GMT+7

Đề nghị điều tra công văn giả cho nghỉ học xem U23 Việt Nam

K.N.
K.N.

TTO - Bộ GD-ĐT đề nghị cơ quan công an điều tra, làm rõ 'công văn' giả yêu cầu các Sở GD-ĐT cho học sinh nghỉ học để xem đội U23 Việt Nam đá chung kết.

Đề nghị điều tra công văn giả cho nghỉ học xem U23 Việt Nam - Ảnh 1.

Cổ động viên vui mừng sau trận U23VN thắng U23Qatar ngày 23-1 - Ảnh: HỮU KHOA

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản cảnh báo về công văn giả mạo lan truyền trên mạng xã hội về việc cho học sinh nghỉ học để cổ vũ bóng đá.

Trước đó chiều 24-1, thông qua mạng xã hội, nhiều người đọc được công văn số 6051 thể hiện là của Bộ GD-ĐT.

"Công văn" có nội dung: Thực hiện công điện chiều 23-1-2018 của Thủ tướng Chính phủ cho Trưởng đoàn bóng đá Việt Nam về việc chúc mừng chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam trước U23 Quatar, đúng 15h ngày 27-1-2018, U23 Việt Nam đá trận chung kết với U23 Uzbekistan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện; các trường đại học và cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm cho sinh viên, học sinh nghỉ học chiều ngày 27-1-2018 để cổ vũ cho đội nhà và có kế hoạch dạy bù vào thời gian thích hợp.

"Công văn" này còn nhấn mạnh đây là Công văn của Bộ GD-ĐT, đề nghị các Sở GD-ĐT, nhà trường có kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung trên.

Văn bản cũng đóng dấu mộc đỏ có chữ "Bộ GD-ĐT" và người ký thay Bộ trưởng là Thứ trưởng Bùi Văn Ga.

Ông Nguyễn Viết Lộc - Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ GD-ĐT, khẳng định đây là công văn giả mạo, Bộ GD-ĐT đang đề nghị cơ quan công an vào cuộc để điều tra làm rõ.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT đã có văn bản gửi đến các Sở GD-ĐT, các cơ sở giáo dục trên cả nước cảnh báo về văn bản giả mạo này.

Đề nghị điều tra công văn giả cho nghỉ học xem U23 Việt Nam - Ảnh 2.

Công văn giả đóng mộc đỏ kèm 'chữ kỹ" Thứ trưởng Bùi Văn Ga - Nguồn: Bộ GD-ĐT

K.N.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Việc ông Biden công bố thông tin mắc ung thư tuyến tiền liệt đã làm dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi, nhưng các chuyên gia khẳng định đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi và không có dấu hiệu bị che giấu như đồn đoán.

Chưa có chứng cứ cho thấy ông Biden che giấu việc mình bị ung thư tuyến tiền liệt

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Một bác sĩ bị đình chỉ giấy phép hành nghề tuyên bố vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh, khiến thông tin này lan truyền tại Malaysia và gây hoang mang dù giới chuyên gia đã nhiều lần bác bỏ quan điểm sai lệch này.

Malaysia lo ngại vì tin giả vắc xin gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar