28/11/2022 11:07 GMT+7

Đề nghị bổ sung xem xét cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM tại kỳ họp bất thường của Quốc hội

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ủng hộ bổ sung thêm nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM tại kỳ họp bất thường dự kiến tổ chức vào tháng 1-2023, nhưng ông lưu ý vấn đề quan trọng là có chuẩn bị kịp nội dung không.

Đề nghị bổ sung xem xét cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM tại kỳ họp bất thường của Quốc hội - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - Ảnh: NGHĨA ĐỨC

Sáng 28-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường thứ hai của Quốc hội khóa XV (dự kiến tổ chức vào tháng 1-2023).

Trình bày báo cáo, tổng thư ký Quốc hội cho hay đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM) Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Giải trình thêm về nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tại cuộc họp của Thủ tướng Phạm Minh Chính với TP.HCM ngày 27-11, TP.HCM đề nghị trình Quốc hội xem xét, cho thí điểm chính sách mới thay thế cho nghị quyết 54 tại kỳ họp bất thường tới.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với UBND TP.HCM khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

"Tại cuộc làm việc hôm qua thấy rằng TP.HCM đang vướng mắc rất nhiều, đặc biệt các dự án trọng điểm. Do đó TP.HCM đề nghị xem xét các chính sách mới tại kỳ họp bất thường để tháo gỡ vướng mắc cho thành phố”, ông Sơn nói.

Nêu ý kiến sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết nếu bổ sung nội dung liên quan cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ủng hộ.

Nhưng quan trọng có chuẩn bị kịp không, bởi thời gian còn xây dựng, trình, thẩm tra. "Đôi khi dục tốc bất đạt", ông Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh nguyên tắc đối với dự án luật trừ trường hợp cấp bách mới đưa vào kỳ họp bất thường như ở kỳ họp bất thường thứ nhất. Các dự án luật khác sẽ đưa vào kỳ họp thường xuyên chứ không xem xét ở kỳ họp bất thường.

"Nguyên tắc là cấp bách, cần thiết, đáp ứng yêu cầu cuộc sống và đã chuẩn bị kỹ lưỡng, đủ chín, đủ rõ", ông Huệ nêu.

Ông chỉ rõ, theo quy trình, để Quốc hội xem xét, các cơ quan của Quốc hội phải thẩm tra sơ bộ, thẩm tra chính thức ở phiên toàn thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Nếu không họp toàn thể để thẩm tra thì không đúng quy định, chưa kể có những thứ phải nghiên cứu khảo sát.

Trước đó, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội đưa vào kỳ họp bất thường ba dự án luật gồm Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công an nhân dân.

Đối với ba dự án luật, tổng thư ký Quốc hội nêu rõ hiện Chính phủ chưa có đề nghị bổ sung ba dự án luật vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, 2023.

Do đó đề nghị Chính phủ thực hiện các quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật đảm bảo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Giải trình thêm nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết ngày 10-9-2022, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến, Đảng đoàn Quốc hội chủ trì, phối hợp Ban Cán sự Đảng Chính phủ nghiên cứu ý kiến của Bộ Chính trị và ý kiến của các cơ quan.

Theo đề nghị của bộ trưởng Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị tổng thư ký Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung các dự án luật nêu trên.

Trước đó, ngày 23-1-2022, tổng thư ký Quốc hội cũng đã có văn bản thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý... để bổ sung.

"Ngày 27-11, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng giao bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ báo cáo và có tờ trình báo cáo về các dự án luật nêu trên với Ủy ban Thường vụ Quốc hội", ông Sơn thông tin.

Đề xuất Quốc hội họp bất thường, xem xét nhiều nội dung quan trọng

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết Chính phủ đã có văn bản đề nghị trình Quốc hội về dự kiến năm nội dung tại kỳ họp bất thường lần thứ 2.

THÀNH CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Hôm nay 24-5, thời tiết mưa chiếm ưu thế ở Bắc Bộ và Nam Bộ, một vài tỉnh Trung Bộ ngày nắng nhưng chiều tối có mưa rào.

Thời tiết hôm nay 24-5: Nam Bộ mưa, có nơi mưa rất to, Bắc Bộ khả năng có lũ

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar