27/01/2020 15:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Để khác biệt không tan biến

NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ
NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ

TTO - Chúng ta đi du lịch sang các nước láng giềng, có lúc reo lên phấn khích: “Ô, cũng giống Việt Nam!”. Điều này phản ánh cảm giác muốn tìm vùng an toàn trong tâm lý, nhưng cũng cho thấy cái gì ở bên ngoài vùng chúng ta biết đều mới mẻ.

Để khác biệt không tan biến - Ảnh 1.

Trong một ngôi chùa ở Bangkok - Ảnh: N.T.Q.

Đây là một hiện thực có chiều hướng bớt dần khi số người Việt Nam đi nước ngoài nhiều hơn. Nhưng điều này dẫn tiếp đến một diễn biến khác: "Ôi, đâu mà chả thế!" khi có cảm giác trơ lỳ trước sự na ná nhau của khung cảnh đông đúc, các món ăn ngày càng toàn cầu hóa và bị hòa trộn nhiều hơn. Quả thực, Việt Nam cũng đang như thế.

Bản sắc đóng khung

Khi các nước Đông Nam Á nằm trong vùng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới, các đô thị lớn rốt cục đều sẵn các trung tâm thương mại mang chức năng giống nhau, không chỉ bán các mặt hàng do các hãng đa quốc gia chế tạo và phân phối, mà còn tạo ra một cảm giác "bốn phương một nhà" nhàm tẻ.

Các ứng dụng công nghệ di động thay thế sự tương tác thông thường giữa hai con người. Thậm chí người ta không cần giao tiếp bằng lời vẫn tồn tại được ở xứ lạ.

Sự tương đồng mức sống của khu vực đô thị lớn các nước lân cận, các quán ăn nhanh, các food court chia sẻ một thực đơn gần gũi khiến cho suy nghĩ "đâu mà chả thế" dần ngự trị.

Tuy nhiên đây chính là mặt kia của lối nghĩ tìm thứ "giống Việt Nam", lối nghĩ quy trung tâm về mình vốn định hình tính cách người Việt nhiều thế kỷ. Khi bản sắc đóng khung, bản sắc ấy cho thấy nó dễ tổn thương hơn là có sức tự bảo tồn trước các biến động.

Trải nghiệm về sự khác biệt qua hệ quy chiếu văn hóa tự thân thực sự là một điều mỗi người Việt phải đối diện khi bước ra thế giới. Đơn giản như ẩm thực, một câu hỏi đặt ra là làm sao để vượt qua sự "khó nuốt" các món khác lạ?

Chúng ta làm thế nào để thoát ra khỏi vùng an toàn (comfort zone) mà vẫn thấy thích ứng được? Sự thích ứng ấy cũng chính là cách ta thay đổi định kiến bản thân, thay đổi nếp nghĩ cố cựu và bớt bảo thủ để có cơ hội khám phá.

Thành phố thấp dần

Danh sách 10 thành phố lớn bị chìm nhanh nhất dưới mực nước biển được thống kê trên thế giới đều là những đô thị giàu bản sắc, hầu như thành phố nào cũng lưu giữ những di sản văn hóa của nhân loại.

Chính phủ Indonesia và gần đây là Thái Lan đã dự kiến dời đô về khu vực khác, hoặc tránh vấn nạn bị chìm hoặc để giảm tải cho thủ đô. Jakarta tạo cảm giác gần gũi vì những vấn đề giao thông ách tắc (đáng tiếc là) giống với Hà Nội và TP.HCM. Mỗi buổi sáng thành phố lại dày đặc xe hơi và xe máy, tràn ngập màu xanh lá cây của đồng phục và mũ bảo hiểm Grab và Go- Jek.

Buổi tối thành phố là hai thế giới: những trung tâm thương mại sáng rực các nhà hàng và những góc phố đầy các xe bán đậu phụ chiên (tempeh) cùng các quán vỉa hè bán cơm rang (nasi goreng).

Ở mỏm phía tây của đảo Java là thành phố lớn thứ hai đất nước - Surabaya - lại mang đến hình ảnh gợi nhớ Hải Phòng ở vị thế một hải cảng xưa cũ hoặc phần nào Hà Nội ở những nét chưa hoàn toàn thành một siêu đô thị (megacity).

Thành phố có rất nhiều khu dân cư trong các ngõ ngách, các khu sân chung và những căn nhà thấp tầng. Surabaya đặc biệt giống Hà Nội ở chỗ có nhiều quán giải khát, cũng có bộ bàn ghế gỗ giống quán nước chè, nơi cánh đàn ông ngồi uống nước tán gẫu.

Thương cảng Đông Nam Á lừng lẫy xưa kia đắm chìm trong vệt thời gian loang lổ ở những đầu hồi các khu phố cổ người Hoa theo đạo Hồi và những tòa ngân hàng có từ thời thuộc địa, gợi một nỗi nao nao khi tôi nhớ đến những dãy nhà ngân hàng cũ kỹ ở dọc các con đường Trần Quang Khải, Chợ Gạo, những bến sông Hồng ngày trước của Hà Nội, hay khu Bến Chương Dương, Hàm Nghi, Bình Đông của Sài Gòn.

Cái gì sẽ tan trước?

Có lẽ không đâu không khí sôi động của sự chung sống giữa cũ mới náo nhiệt như Yangon, nơi đã không còn là thủ đô Myanmar một thập niên trở lại đây. Vẫn là thành phố lớn nhất bờ Tây của bán đảo Trung Ấn, Yangon còn một kho di sản các kiến trúc thuộc địa đầu thế kỷ 20 lẫn chủ nghĩa quốc tế thập niên 1960.

Mười năm trước khi tôi đến, thành phố như trong giấc ngủ im lìm gợi một vẻ đẹp mộng mị giống Hà Nội thời bao cấp. Giờ đây, Yangon thời mở cửa đã mau chóng đầy ắp các nhà hàng và quán cà phê có thực đơn kiểu quốc tế. Muốn ăn phở ư? Quá đơn giản, vì làn sóng đầu tư nước ngoài đã hiện diện đậm nét ở đây, khi Việt Nam được xem như một đối tác quan trọng.

Nếu không đến Indonesia, làm sao tôi biết đất nước này có món phổ biến là đậu phụ rán ăn như quà vặt và cơm rang lại là bữa trưa phổ biến nhất?

Tôi vẫn nghĩ cái sự thú vị của những nơi chốn này là còn bảo lưu được các món ăn điển hình như somtam (nộm đu đủ) hay tom yum (canh chua) của Lào và Thái Lan, cơm gà Hải Nam của Malaysia, còn Singapore có cua xốt cay…

Có tới Thái Lan tôi mới biết rằng đất nước này có nhiều món ở nhiều vùng hơn là chỉ có nộm đu đủ hay canh chua. Hoặc món bò bía mà cậu thợ cắt tóc ở gần nơi tôi ở Bangkok năm ngoái nhất định cho là món fast food của Việt Nam!

Điều hấp dẫn tôi khi đến những vùng đất thời gian qua chính là ở đó, các cộng đồng giữ được các hành vi giao tiếp và sinh hoạt chưa bị quá trình đô thị hóa hay công nghiệp hóa thay thế triệt để bởi các chuỗi dịch vụ cung ứng toàn cầu.

Chúng khác biệt là nhờ sức mạnh của những xã hội bảo lưu các cộng đồng văn hóa mang tính công xã. Nhưng chúng sẽ bền vững bao lâu nữa? Cái gì sẽ tan trước, thành phố đang chìm dưới mực nước biển hay các liên kết cộng đồng?

Hà Nội, Sài Gòn và rất nhiều vùng miền Việt Nam vẫn lôi cuốn rất nhiều du khách tìm đến, nhưng tôi phấp phỏng rằng họ sẽ chia sẻ tâm trạng của tôi trước sự tan biến ấy khi trải nghiệm các nơi chốn đi qua.

Bao nhiêu vùng văn hóa Việt Nam đối diện với sự lún dần trên thực địa, sự biến mất của các không gian di sản và sự tan dần của những hình thái văn hóa cộng đồng? Sự tan biến vô hình là cơn trầm cảm nhiều khi tự thân ta không cảm nhận được cho đến khi chúng chuyển thành cơn đau hữu hình thì ta ước giá như mình đã hành động để không là quá muộn!

Nhà văn Nguyễn Trương Quý

Nhà văn Nguyễn Trương Quý

Nhà văn Nguyễn Trương Quý từng làm kiến trúc, đồ họa web, báo, biên tập viên nhà xuất bản. Hiện anh viết văn và vẽ tranh.

Năm 2019, Trương Quý nhận giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019 cho tác phẩm Một thời Hà Nội hát - Tim cũng không ngờ làm nên lời ca.

Gần một năm sống ở Bangkok, Thái Lan và đi nhiều hơn các thành phố lân cận đã là chất liệu mà Trương Quý dành cho Tuổi Trẻ Xuân trong bài viết mới nhất này.

Văn hóa cũng phải được chăm chút

TTO - Các địa phương, cơ sở nào chưa làm tốt thì phải làm tốt hơn, phải khắc phục tồn tại, yếu kém để vươn lên. Đây là nhắn nhủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại tổng kết Hội nghị Chính phủ với các địa phương vào sáng 31-12.

NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar