12/08/2022 09:57 GMT+7

Để hộ khẩu không làm khó học sinh

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Với một lĩnh vực đặc thù như giáo dục, việc bỏ "căn cứ" hộ khẩu khi nhận học sinh vào học liệu có dễ dàng? Việc quản lý theo hộ khẩu đã là nếp của nhiều cơ quan công quyền. Phải quyết liệt tấn công vào quan niệm đó.

"Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị với Bộ GD-ĐT là các cháu đến tuổi phải được đi học. Việc bố trí đi học thế nào cho thuận lợi nhất, không vì hộ khẩu mà các cháu không được đến trường...", Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm bày tỏ trăn trở khi việc lấy hộ khẩu để xác định nơi học đã gây nhiều khó khăn cho chuyện đi học gần nhà, "cha mẹ phải xin vào trường này, lớp kia".

Phải khẳng định suốt thời gian qua, ngành công an đã đẩy mạnh xây dựng dữ liệu dân cư, cấp mã số định danh và căn cước công dân có gắn chip chính là hướng tới giải quyết triệt để tận gốc vấn đề này. 

Dù còn những bất cập, khó khăn nhưng quyết tâm bỏ hộ khẩu giấy và hơn thế là bỏ bớt những thủ tục hành dân là nỗ lực đáng ghi nhận. 

Với ngành giáo dục, việc coi hộ khẩu là cơ sở để tiếp nhận học sinh đến lớp đang làm khó nhiều bậc phụ huynh, nhất là khi cơ quan chức năng chủ trương không cấp mới hộ khẩu trong lộ trình bỏ hẳn hộ khẩu giấy vào cuối năm nay. 

Việc thay đổi nơi cư trú do nhu cầu mưu sinh, di cư mà không kịp hoàn thiện hộ khẩu mới cũng đang ngăn trở con đường đến trường của không ít học sinh. 

Cho nên dễ hiểu, phát biểu của bộ trưởng Bộ Công an đã chạm đến nỗi niềm đồng cảm của các gia đình đang tìm trường cho con mà vẫn thấp thỏm lo "hộ khẩu" ngáng trở.

Thế nhưng, với một lĩnh vực đặc thù như giáo dục, việc bỏ "căn cứ" hộ khẩu khi nhận học sinh vào học liệu có dễ dàng? Không căn cứ vào hộ khẩu thì nhà trường căn cứ vào đâu để tiếp nhận học sinh? 

Các trường có thương hiệu, trường chất lượng liệu có quá tải khi nhiều phụ huynh sẵn sàng "thuê nhà cho con ăn học", thậm chí mua nhà gần trường để có cớ cho con vào được trường tốt, trường phù hợp nhu cầu?

Việc quản lý theo hộ khẩu đã là nếp của nhiều cơ quan công quyền. Phải quyết liệt tấn công vào quan niệm đó, nhất là khi thời điểm bỏ hộ khẩu giấy đã tới gần. 

Tuy nhiên, cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục công lập, từ phòng ốc, trang thiết bị ở các nhà trường lâu nay đã được trang bị theo tỉ lệ dân cư, theo đơn vị hành chính xã phường... 

Cho nên, phải có những căn cứ xác lập để nhận học sinh vào công lập, nếu không sẽ ùn ứ, quá tải, gây khó khăn cho các trường. Chưa kể, với chủ trương phân luồng hiện nay, ở nhiều thành phố lớn, có cấp học trường công lập chỉ đáp ứng được 60 - 70% nhu cầu đi học. 

Nếu các bậc phụ huynh chưa thay đổi được tâm lý "chọn trường", "chạy trường" thì áp lực đè nặng lên ngành giáo dục là rất lớn.

Sự sẻ chia, hướng về người dân, vì lợi ích người dân đang là động lực để các cơ quan có trách nhiệm đổi mới lộ trình và phương thức quản lý. Ngành giáo dục cũng đang trên lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa, sát sao hơn với nỗi lo cơm áo, gạo tiền của gia đình người đi học. 

Đổi mới không thể vội vàng, nhất là khi động chạm đến mấy chục triệu người đi học. Nhưng khi đã hướng sự quan tâm tới người dân, thực sự quan tâm đến trăn trở của người dân thì rồi sẽ có những giải pháp thiết thực, khả thi, đồng bộ để nâng cao chất lượng đời sống người dân, trong đó có chuyện làm sao để hộ khẩu không làm khó khát vọng đến trường của bất kỳ ai.

Tuyển sinh đầu cấp: Trái tuyến khó, đúng tuyến chưa chắc dễ

TTO - Nhân phát biểu của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm rằng không thể vì hộ khẩu mà trẻ không được đến trường, câu chuyện khó khăn chỗ học lại được gợi ra vào thời điểm cận kề năm học mới.

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Hà Nội đang đứng trước một quyết định mang tính lịch sử. Theo chỉ thị của Thủ tướng, từ ngày 1-7-2026 xe máy chạy xăng sẽ bị cấm lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) từng có công văn cấm dùng chai nước sử dụng một lần, thay thế vào đó là chai thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội.

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar