30/03/2017 10:10 GMT+7

Để được đi học phải đưa em đến trường

TRẦN THẢO NHI
TRẦN THẢO NHI

TTO - Đồng hồ chỉ 13h. Tháng 3 Tây nguyên, trời nắng như đổ lửa.

Y Kiếu ngồi học, hai em cùng ngồi bên cạnh - Ảnh: TRẦN KIM SƠN

Vậy mà anh A Nay Ư, người dân tộc Ba Na, giọng đanh như ra lệnh với con gái đầu - bé Y Kiếu (10 tuổi, học sinh trường làng thuộc thôn 9, xã Đắk La, huyện Đắk Hà, Kon Tum): “Chiều nay con phải nghỉ học để ở nhà trông em, học một buổi chính khóa là đủ rồi, còn việc học phụ đạo thôi nghỉ đi. Để mấy đứa nhỏ chơi ở nhà, có đứa rơi xuống hồ đập thủy lợi thì con coi chừng với ba”.

Mặc cho con mình mếu máo, anh Nay Ư tiếp tục đi làm rẫy cùng với vợ là chị Y Tôm.

Để được đi học, không còn cách nào khác là Y Kiếu dẫn em đi cùng lên điểm trường làng. Để em đứng bên ngoài, Y Kiếu vào lớp học mà mắt liên tục quan sát, theo dõi mấy đứa em ở ngoài. Giáo viên chủ nhiệm thấy trời nắng nóng, thương hai cháu bé nên cho cả hai bé ngồi chung bàn cùng chị.

Cô chủ nhiệm nghĩ đã… hết! Nào ngờ tiếp tục có hai em nhỏ nữa thập thò ngoài cửa, cô lên tiếng: “Hai bé đây là em của bạn nào?”, cả lớp lao nhao: “Thưa cô, hai đứa nhỏ đó cũng là em của Y Kiếu luôn”!

Có mặt tại lớp học, chúng tôi quan sát thấy bốn em của Y Kiếu đều biết “thân phận” nên ngoan ngoãn ngồi cạnh chị mà không quấy khóc, không phá phách, cũng ngồi chăm chú nghe cô giáo giảng bài dù không hiểu gì… Lâu lâu Y Kiếu lại dỗ dành các em, vuốt lại mái tóc cho em, lau mũi, mồ hôi cho em.

Tan học, Y Kiếu dẫn bốn đứa em trở về nhà, đứa lớn tự đi, còn đứa nhỏ lại nhõng nhẽo bắt chị cõng. Y Kiếu hổn hển: “Buổi chiều ba mẹ bắt phải nghỉ học ở nhà giữ em, để các em chơi một mình rất nguy hiểm, nhất là nhà con gần đập hồ thủy lợi Kà Sâm, sợ các em xuống tắm… Không còn cách nào khác, để được đi học là con phải dẫn tất cả các em cùng đến trường”.

Hai em đã vào lớp, vẫn còn hai em thập thò bên ngoài... - Ảnh: TRẦN KIM SƠN
Lâu lâu Y Kiếu lại buộc tóc, lau mồ hôi cho em - Ảnh: TRẦN KIM SƠN
TRẦN THẢO NHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar